Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức (Đề 12)

92 46 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối kì 1 môn Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Toán lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(92 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 12
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Bắc Giang) NĂM HỌC 2023-2024
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 KNTT
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ: TỰ TÌNH (Bài 3) Hồ Xuân Hương
Chiếc bách buồn về phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.
(Theo Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương - Lê Trí Viễn, NXB Giáo dục, 2007, tr.49)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Tìm những từ láy trong bài thơ.
Câu 3. Chỉ ra những câu thơ có sử dụng phép đối trong bài thơ.
Câu 4. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ: Chiếc bách buồn về phận nổi nênh.
Câu 5. Bạn hiểu như thế nào về hai câu thơ:


Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.?
Câu 6. Bạn cảm nhận như thế nào về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Câu 7. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong bài thơ.
Câu 8. Bài thơ gợi cho bạn những suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội xưa?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Miệt thị ngoại hình (Body Shaming) là một thực trạng nhức nhối trong xã hội hiện
đại. Rất nhiều người trẻ hiện nay có thói quen kì thị, chê bai ác ý vẻ ngoài của mọi
người. Bạn hãy viết một bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen này. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0
Thể thơ: Thất ngôn bát cú/ Thất ngôn bát cú Đường luật. 0,5 Hướng dẫn chấm:
1 - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm
Những từ láy trong bài thơ: nổi nênh, ngao ngán, lênh đênh, 0,5
lai láng, bập bềnh, tấp tênh. Hướng dẫn chấm:
2 - Học sinh trả lời đúng 02 từ láy trở lên: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời đúng 01 từ láy: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm
3 Những câu thơ có sử dụng phép đối: 0,5
- Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
- Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,


Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
(hoặc câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6; câu 3-4, câu 5-6;
hai câu thực, hai câu luận) Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng 02 cặp câu: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời đúng 01 cặp câu: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: Chiếc bách: dùng để chỉ thân phận của 1,0 người phụ nữ. - Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, sức biểu đạt của câu thơ
+ Khắc họa thân phận bấp bênh của người phụ nữ. Trong xã
hội xưa, người phụ nữ như chiếc thuyền gỗ bách trên sông mặc
cho sóng đời xô dạt, chẳng biết đâu là bến đỗ bình yên.
+ Thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và lòng cảm thông của
4 tác giả đối với thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hướng dẫn chấm:
- Chỉ ra hình ảnh ẩn dụ: 0,25 điểm - Nêu tác dụng:
+ Học sinh nêu được 02- 03 tác dụng: 0,75 điểm.
+ Học sinh nêu được 01 tác dụng: 0,5 điểm.
+ Học sinh không nêu được tác dụng hoặc trả lời không thuyết phục: 0,0 điểm.
5 Có thể hiểu hai câu thơ như sau: 1,0
- Cầm lái, dong lèo: là hành động điều khiển trạng thái, hướng
đi của con thuyền; mặc ai, thây kẻ: là thái độ buông xuôi, phó

mặc số phận.
- Hai câu thơ khắc họa nỗi buồn tủi, chán nản, bất lực, buông
xuôi của người phụ nữ. Trong xã hội xưa, người phụ nữ không
được làm chủ số phận của mình, như con thuyền phải để mặc
cho người chèo lái, cho dù có muốn thay đổi vận mệnh cũng
không thể được, nên cuối cùng chỉ có thể buông xuôi. Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng 02 ý: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời đúng 01 ý: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ trải qua nhiều 1,0 cung bậc:
- Buồn thương, xót xa cho số phận mình.
- Khát khao hạnh phúc, yêu thương.
- Bất bình, chua xót trước dòng đời ngang trái, lắm “phong ba”.
- Bất lực, buông xuôi, mặc dòng đời xô đẩy.
6 - Chán ngán, cam lòng chấp nhận thực tại phũ phàng. Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng 04 - 05 ý: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời đúng 02 - 03 ý: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời đúng 01 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
7 Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong bài thơ: 1,0
- Sử dụng những từ ngữ bình dị, mộc mạc, gần với ngôn ngữ
đời sống mà vẫn giàu sức gợi hình, gợi cảm; gieo vần độc đáo;


zalo Nhắn tin Zalo