Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức (Đề 14)

89 45 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối kì 1 môn Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Toán lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(89 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 14
SỞ GD & ĐT TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC 2023-2024
(Bà Rịa – Vũng Tàu)
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 KNTT
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau:
Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng,
nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng.
Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen.
Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng
vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.
(Đợi mẹ - Vũ Quần Phương, in trong Thơ về mẹ, nhiều tác giả, NXB Lao động, 2012)


* Chú thích: Nhà thơ Vũ Quần Phương sinh năm 1940, quê gốc ở xã Hải Trung,
Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông vốn là một bác sĩ nhưng đã chuyển sang hoạt
động văn học và gắn bó gần như cả đời với văn chương. Thơ ông bình dị, có độ
lắng của cảm xúc, suy tư.
Lựa chọn đáp án đúng: (Mỗi câu 0.5 điểm)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Bảy chữ C. Tự do D. Năm chữ
Câu 2. Trạng thái cảm xúc chủ đạo của nhân vật “em bé”? A. Khắc khoải, suy tư
B. Sợ hãi vì ở một mình C. Hi vọng, tin tưởng D. Nhớ nhung, ngóng đợi
Câu 3. Những từ ngữ miêu tả hành động của “ em bé” ?
A. Nhìn ra ruộng lúa, nhìn vầng trăng, nhìn cánh đồng, nhìn đóm bay
B. Nhìn ra ruộng lúa, nhìn vầng trăng, nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
C. Nhìn ra ruộng lúa, nhìn vầng trăng, nhìn đóm bay, nhìn vườn hoa mận trắng
D. Nhìn ra ruộng lúa, nhìn vầng trăng, nhìn ngọn lửa, nhìn cánh đồng
Câu 4. Dòng nào sau đây thể hiện đúng hình ảnh người mẹ trong bài thơ?
A. Không để ý tới tâm trạng con cái
B. Quan tâm, tập trung trong công việc
C. Tần tảo, chịu thương chịu khó
D. Khao khát có một cuộc sống no đủ
Câu 5. Câu nào dưới đây nêu đúng nội dung dòng thơ:
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ


Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
A. Em bé nhớ mong, ngóng đợi mẹ mình đến mức cảm nhận, tưởng tượng ra cảnh
mẹ làm việc ở ngoài đồng.
B. Em bé nhìn thấy mẹ lội ì oạp phía đồng xa.
C. Em bé nghe thấy tiếng “ì oạp” do bàn chân mẹ dẫm xuống ruộng
D. Cánh đồng gần nhà nên em bé lắng nghe được tiếng bước chân của mẹ.
Câu 6. Cách gieo vần linh hoạt và cách ngắt nhịp độc đáo trong bài thơ có tác dụng gì?
A. Làm cho âm hưởng bài thơ thay đổi nhịp nhàng theo cảm xúc nhân vật, góp
phần diễn tả tâm trạng chờ đợi mẹ của em bé.
B. Tạo nên nhịp điệu sôi nổi, mạnh mẽ cho bài thơ.
C. Làm tăng tính chất mơ hồ, đa nghĩa của bài thơ.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 7. Đoạn văn sau mắc lỗi gì?
Thơ được sinh ra từ cảm xúc của con người. Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải có
ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu. Thơ có thể có vần hoặc không có vần. Nhìn
chung, không có cảm xúc, bài thơ sẽ thiếu đi sự sống.
A. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa B. Lỗi trật tự từ
C. Lỗi mạch lạc, liên kết D. Dùng từ sai phong cách
Trả lời câu hỏi:
Câu 8. Anh/ chị hiểu thế nào về hình ảnh “nỗi đợi vẫn nằm mơ” trong câu Mẹ đã
bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ. (1,0 điểm)
Câu 9. Anh/ chị nhận xét gì về không gian đồng quê trong bài thơ? (1,0 điểm)
Câu 10. Bài học cuộc sống sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra được từ bài thơ? (0.5 điểm)


II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét
đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Đợi mẹ” trong phần Đọc hiểu. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0.5 2 D 0.5 3 B 0.5 4 C 0.5 5 A 0.5 6 A 0.5 7 C 0.5 - Hình ảnh thể hiện: 1.0
+ sự hồn nhiên, ngây thơ của nhân vật em bé khi ngủ thiếp đi trong vòng tay mẹ
8 + tình cảm của em bé với mẹ hiện diện trong cả giấc mơ…
Hs trình bày sáng rõ 2 ý: 1,0 điểm
Hs trình bày khá rõ 2 ý: 0,75 điểm
Sơ sài: 0,25 - 0,5 điểm
9 Nhận xét: Không gian bình dị, đơn sơ, gần gũi, đẹp đẽ; 1.0
không gian gắn với cuộc sống lao động vất vả nhưng cũng đầy chất thơ...
- Nhận xét, diễn đạt tốt: 1,0 điểm
- Nhận xét, diễn đạt khá tốt: 0, 75 điểm
- Nhận xét sơ sài: 0,25- 0,5 điểm


zalo Nhắn tin Zalo