Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức (Đề 15)

1.9 K 0.9 K lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối kì 1 môn Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Toán lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1863 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 15
SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT ĐẶNG TRẦN CÔN NĂM HỌC 2023-2024 (Thừa Thiên Huế)
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 KNTT
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
Phần I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) LÒNG MẸ (Nguyễn Bính)
Gái lớn ai không phải lấy chồng
Can gì mà khóc, nín đi không!
Nín đi, mặc áo ra chào họ
Rõ quý con tôi, các chị trông!
Ương ương dở dở quá đi thôi!
Cô có còn thương đến chúng tôi
Thì đứng lên nào! Lau nước mắt
Mình cô làm bận mấy mươi người
Này áo đồng lầm, quần lĩnh tía
Này gương, này lược, này hoa tai
Muốn gì tôi sắm cho cô đủ
Nào đã thua ai, đã kém ai?
Ruộng tôi cày cấy, dâu tôi hái
Nuôi dạy em cô tôi đảm đương
Nhà cửa tôi coi, nợ tôi giả


Tôi còn mạnh chán! Khiến cô thương!
Ðưa con ra đến cửa buồng thôi,
Mẹ phải xa con, khổ mấy mươi!
Con ạ! đêm nay mình mẹ khóc
Ðêm đêm mình mẹ lại đưa thoi. 1936
(Trích Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, 1986)
Vài nét về tác giả Nguyễn Bính:
Nguyễn Bính (1918 -1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, quê ở làng
Thiện Vịnh, xã Đông Hội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Nguyễn Bính xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, sớm mồ côi mẹ, năm 10
tuổi phải theo anh lên Hà Nội kiếm sống. Nguyễn Bính làm thơ khi mới 13 tuổi và
sớm thể hiện tài năng sáng tác của mình. Năm 1943, ông vào Nam Bộ rồi ở lại
tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1954 ông tập kết ra Bắc và tiếp tục tham
gia công tác báo chí văn nghệ.
Trong khi phần lớn các thi sĩ cùng thời chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây
thì Nguyễn Bính lại tìm về với hồn thơ dân tộc và hấp dẫn người đọc bằng chính
hồn thơ này. Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian, thơ
Nguyễn Bính đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương,
đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha. Vì thế, Nguyễn Bính được coi là thi sĩ
đồng quê và có nhiều tác phẩm được truyền tụng rộng khắp. Các tác phẩm nổi bật
của Nguyễn Bính: Lỡ bước sang ngang(1940); Tâm hồn tôi(1940 ); Hương cố
nhân (1941); Mây Tần (1942); Bóng giai nhân(1942); Tình nghĩa đôi ta (1960)…
Đọc kĩ bài thơ và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ?


Câu 3 (0,5 điểm): Trong bài thơ, người mẹ đã sắm gì cho con gái trong ngày về nhà chồng?
Câu 4 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của phép tu từ liệt kê được sử dụng trong khổ thơ sau?
Này áo đồng lầm, quần lĩnh tía,
Này gương, này lược, này hoa tai,
Muốn gì, tôi sắm cho cô đủ,
Nào đã thua ai, đã kém ai?
Câu 5 (1,0 điểm): Trong 4 khổ thơ đầu, người mẹ thể hiện thái độ gì với con gái
lúc cô gái chuẩn bị về nhà chồng?
Câu 6 (1,0 điểm): Ở khổ thơ cuối, tâm trạng của người mẹ hiện lên như thế nào?
Câu 7 (1,0 điểm): Hình ảnh người mẹ trong bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 8 (0,5 điểm): Nhận xét về ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính thể hiện qua bài thơ trên?
II. VIẾT (4,0 điểm):
Anh/chị hãy viết bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nét đặc sắc nội
dung và nghệ thuật của bài thơ “Lòng mẹ” (được dẫn ở trên) của nhà thơ Nguyễn Bính. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 Thể thơ: bảy chữ 0,5
Hướng dẫn chấm:
1 - HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm
- HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm
2 Nhân vật trữ tình: Người mẹ 0,5


Hướng dẫn chấm:
- HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm
- HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm
Trong bài thơ, người mẹ đã sắm: Áo đồng lầm, quần lĩnh tía, 0,5 gương, lược, hoa tai.
Hướng dẫn chấm:
3 - HS nêu được 4-5 ngữ liệu: 0,5 điểm
- HS nêu được 1-3 ngữ liệu, 0,25đ
- HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm
Tác dụng phép tu từ liệt kê: 1,0
- Niềm tự hào của người mẹ khi đã mua sắm cho con bằng chị,
bằng em, không để con bị thiệt thòi trong ngày về nhà chồng.
- Thể hiện tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con gái.
4 Hướng dẫn chấm:
- HS trả lời tương đương như đáp án: 1.0 điểm
- HS trả lời được 1 ý: 0,5 điểm
- HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm
5 Thái độ của người mẹ với con gái thể hiện qua 4 khổ thơ 1,0 đầu:
- Cố tỏ ra mạnh mẽ, cứng cỏi, nghiêm khắc để con không dùng
dằng, khóc lóc, yên tâm đi về nhà chồng.
- Người mẹ mắng con nhưng lời lẽ vẫn chan chứa sự âu yếm, yêu thương, dỗ dành. Hướng dẫn chấm:
- HS trả lời tương đương như đáp án: 1.0 điểm
- HS trả lời được 1 ý: 0,5 điểm
- HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm


zalo Nhắn tin Zalo