Đề thi cuối kì 2 Lịch sử & Địa lí 8 Cánh diều (Đề 3)

130 65 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: Sử & Địa
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Lịch sử & Địa lí 8 Cánh diều mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử & Địa lí lớp 8.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(130 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Mức độ đánh giá STT Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao TN TL TN TL TN TL TN TL Phân môn Lịch sử Cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược của 1 2 2 nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)
Phong trào chống Pháp của 2 nhân dân Việt Nam những 1/2 1/2 năm cuối thế kỉ XIX
Trào lưu cải cách ở Việt 3 1 1
Nam nửa cuối thế kỉ XIX 4
Việt Nam đầu thế kỉ XX 2 2
Chủ đề chung: Bảo vệ chủ
quyền, các quyền và lợi ích 5 1 1
hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông Tổng số câu hỏi 6 0 6 0 0 1/2 0 1/2 Tỉ lệ 15% 15% 10% 10% Phân môn Địa lí 1
Phạm vi biển Đông. Các vùng 3 3
biển của Việt Nam ở biển
Đông. Đặc điểm tự nhiên
vùng biển đảo Việt Nam. 2
Môi trường và tài nguyên biển 3 3 1/2 1/2 đảo Việt Nam Tổng số câu hỏi 6 0 6 0 0 1/2 0 1/2 Tỉ lệ 15% 15% 10% 10% Tỉ lệ chung 30% 30% 20% 20%

ĐỀ BÀI
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Tháng 9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? A. Đà Nẵng. B. Gia Định. C. Hà Nội. D. Thuận An.
Câu 2. Anh hùng dân tộc nào đã được nhân dân Gò Công suy tôn là Bình Tây đại nguyên soái? A. Nguyễn Trung Trực. B. Trương Định. C. Võ Duy Dương. D. Nguyễn Hữu Huân.
Câu 3. Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam là gì?
A. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân lực,...
B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo Gia-tô và giết giáo sĩ.
C. Nhiều nước phương Tây ráo riết chuẩn bị xâm chiếm Việt Nam.
D. Phong trào đấu tranh chống Triều Nguyễn nổ ra rầm rộ.
Câu 4. Sự kiện nào sau đây mở đầu cho quá trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn trong cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
A. Kí Hiệp ước Giáp Tuất.
B. Kí Hiệp ước Hác-măng.
C. Kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
D. Kí Hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 5. Năm 1868, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế và Đinh Văn Điền đã tấu xin triều đình nhà Nguyễn
A. đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
B. mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
C. chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
D. mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.
Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của trào lưu cải cách đất nước nửa sau thế kỉ XIX?
A. Gây tiếng vang lớn trong xã hội, góp phần thức tỉnh đồng bào.
B. Thúc đẩy Việt Nam phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. Chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân vào đầu thế kỉ XX.
D. Phản ánh trình độ mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
Câu 7. Năm 1906, Phan Châu Trinh có hoạt động yêu nước nào sau đây?
A. Thành lập Hội Duy tân, sau đó đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập.
B. Trực tiếp lãnh đạo nhân dân trong phong trào chống thuế ở Trung Kì.
C. Gửi thư cho chính phủ thuộc địa vạch trần chế độ phong kiến thối nát.
D. Yêu cầu Pháp xoá bỏ chính sách cai trị, trả lại nền độc lập cho Việt Nam.
Câu 8. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
Đố ai qua Nhật, sang Tàu
Soạn thành Huyết lệ Lưu Cầu Tân thư


Hô hào vận động Đông Du
Kết đoàn với các sĩ phu khắp miền?” A. Phan Châu Trinh. B. Lương Văn Can. C. Phan Bội Châu. D. Lương Ngọc Quyến.
Câu 9. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, Việt
Nam từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành nước
A. phong kiến nửa thuộc địa.
B. tư bản chủ nghĩa lệ thuộc.
C. phong kiến có tính chất dân chủ.
D. thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 10. Đoạn tư liệu “... Tôi [Nguyễn Tất Thành] muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác.
Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” chứng tỏ vào năm 1911,
Nguyễn Tất Thành đã xác định rõ
A. mục đích và hướng đi tìm con đường cứu nước.
B. nước Pháp là nơi hoạt động cứu nước duy nhất.
C. phương pháp hoạt động cứu nước là cải cách.
D. phải học tập nước Pháp làm cách mạng vô sản.
Câu 11. Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với Hoàng Sa - Trường Sa, chúa Nguyễn
Phúc Nguyên đã cho thành lập những hải đội nào?
A. Hải đội Hoàng Sa và Trường Sa.
B. Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.
C. Hải đội Tư Nghĩa và Bắc Hải.
D. Hải đội Trường Sa và Côn Lôn.
Câu 12. Bằng chứng nào sau đây chứng minh cư dân của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam
tiếp tục sinh sống và khai thác biển?
A. Xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển.
B. Cảng biển Vân Đồn được xây dựng.
C. Đô thị cổ ra đời ở nhiều nơi.
D. Trống đồng, thạp đồng có hoa văn hình thuyền.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Chỉ ra những điểm khác nhau của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế. B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Cơ sở nào sau đây dùng để xác định đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta?
A. Bên ngoài của lãnh hải.
B. Phía trong đường cơ sở.
C. Hệ thống các bãi triều.
D. Hệ thống đảo ven bờ.
Câu 2. Nối liền các đảo ven bờ và các mũi đất dọc bờ biển, ta sẽ xác định được

A. vùng nội thủy. B. đường cơ sở. C. vùng lãnh hải.
D. vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 3. Vùng đặc quyền kính tế có chiều rộng khoảng 200 hải lí tính từ: A. vùng nội thủy. B. đường cơ sở. C. vùng lãnh hải.
D. vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 4. Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được xác định từ bộ phận nào?
A. Ranh giới ngoài vùng nội thủy.
B. Ranh giới ngoài lãnh hải.
C. Ranh giới ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải.
D. Ranh giới ngoài vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 5. Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều có chung vùng biển nào? A. Biển An-đa-man. B. Biển Phi-lip-pin. C. Biển Đông. D. Biển Hoa Đông.
Câu 6. Nguyên nhân nào ảnh hưởng mạnh nhất đến ô nhiễm môi trường biển Việt Nam?
A. Hoạt động công nghiệp.
B. Phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội. C. Biến đổi khí hậu.
D. Sự cố tràn dầu, rửa tàu.
Câu 7. Hiện tượng dầu loang trên biển để lại hậu quả gì? A. Biến đổi khí hậu. B. Gia tăng các cơn bão.
C. Cản trở quá trình trao đổi ô-xy giữa biển và khí quyển.
D. Di cư của các loài động vật dưới nước.
Câu 8. Nghề sản xuất muối phát triển nhất ở vùng nào của nước ta? A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 9. Vùng nào của nước ta không tiếp giáp với biển? A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên.


zalo Nhắn tin Zalo