ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 SINH HỌC 9 (ĐỀ 4)
Câu 1: Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh?
A. Nhiệt độ và độ ẩm.
B. Ánh sáng, nước, chế độ khí hậu.
C. Các sinh vật và con người.
D. Các sinh vật khác và ánh sáng.
Câu 2: Loài thực vật nào sau đây thuộc nhóm cây ưa sáng? A. Cây lúa. B. Cây phi lao. C. Cây bạch đàn.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3: Chim và thú thường thay lông khi mùa đông tới bằng một lớp lông tơ dày;
sóc tích trữ thức ăn để qua đông. Trên đây là hai hiện tượng phản ánh
A. sự phản ứng của sinh vật trước thay đổi đột ngột của môi trường.
B. sự ảnh hưởng của quy luật mùa đối với đời sống sinh vật.
C. đặc điểm đặc trưng của động vật trong môi trường sống.
D. sự thích nghi của sinh vật với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường sống.
Câu 4: Trong quan hệ đối địch giữa các loài sinh vật
A. không có loài nào có lợi.
B. không loài nào bị hại.
C. có ít nhất một loài bị hại.
D. cả hai loài đều bị hại.
Câu 5: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng "tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ A. cạnh tranh.
B. sinh vật ăn sinh vật khác.
C. hỗ trợ. D. cộng sinh.
Câu 6: Quần thể không có đặc điểm nào sau đây?
A. Tồn tại trong một giai đoạn lịch sử xác định.
B. Mỗi quần thể có khu phân bố xác định.
C. Có thể không có sự giao phối với quần thể khác dù cùng loài.
D. Luôn luôn xảy ra giao phối tự do.
Câu 7: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mật độ cá thể có thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
B. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.
C. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều
kiện sống của môi trường.
D. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
Câu 8: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần
thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng
A. khống chế sinh học.
B. cạnh tranh giữa các loài.
C. hỗ trợ giữa các loài.
D. hội sinh giữa các loài.
Câu 9: Ví dụ nào sau đây được coi là một quần xã sinh vật?
A. Rừng ngập mặn ở Cà Mau.
B. Cá mè sống trong một cái ao.
C. Voọc mũi hếch sống trên một hòn đảo.
D. Các con cá cóc tại Tam Đảo.
Câu 10: Trong quần xã ao nuôi cá, để tận dụng diện tích ao hồ và tận dụng triệt để
nguồn thức ăn trong ao người ta thường
A. chỉ nuôi 10 – 15 cá thể cùng loài.
B. nuôi một loại cá duy nhất với mật độ phù hợp.
C. thả nhiều loài cá trong ao mới mật độ phù hợp.
D. thả nhiều loài cá trong ao với số lượng và mật độ cao.
Câu 11: Xét chuỗi thức ăn: Cỏ → ếch → rắn → đại bàng. Trong đó, sinh vật tiêu thụ là
A. cỏ, ếch, rắn, đại bàng.
B. ếch, rắn, đại bàng. C. cỏ, đại bàng. D. đại bàng.
Câu 12: Sơ đồ chuỗi thức ăn nào sau đây đúng?
A. Diều hâu → Rắn → Cóc → Châu chấu → Lúa.
B. Lúa → Châu chấu → Cóc → Rắn → Diều hâu.
C. Châu chấu → Cóc → Rắn → Diều hâu → Lúa.
D. Cóc → Châu chấu → Lúa → Rắn → Diều hâu.
Câu 13: Trong thời kì xã hội nông nghiệp, con người đã tác động mạnh đến môi
trường bằng các hoạt động nào sau đây?
A. Dùng lửa để nấu nướng, xua đuổi và săn bắt thú rừng đã làm nhiều cánh rừng rộng lớn bị cháy.
B. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn đến việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc.
C. Máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường công nghiệp
khai khoáng đã làm mất đi nhiều cánh rừng, đô thị hoá đẫ lấy đi nhiều vùng đất tự
nhiên và đất trồng trọt. D. Cả B và C.
Câu 14: Yếu tố nào sau đây tác động làm suy giảm nguồn tài nguyên động vật và thực vật?
A. Sự sinh sản của cây rừng và thú rừng.
B. Sự gia tăng sinh sản ở con người.
C. Sự tăng nhanh tốc độ sinh sản của các sinh vật biển.
D. Sự sinh sản của các nguồn thuỷ sản nước ngọt.
Câu 15: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm môi trường nhất? A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Mặt trời. D. Khí đốt.
Câu 16: Chọn câu sai trong các câu sau.
A. Con người có khả năng hạn chế ô nhiễm môi trường.
B. Trách nhiệm của chúng ta là phải góp phần bảo vệ môi trường sống.
C. Con người hoàn toàn không có khả năng hạn chế ô nhiễm môi trường.
D. Nâng cao ý thức của con người trong việc phòng chống ô nhiễm môi trường là
biện pháp quan trọng nhất để hạn chế ô nhiễm môi trường.
Câu 17: Năng lượng nguyên tử và chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở
người, rây ra một số bệnh như A. bệnh hắc lào.
Đề thi cuối kì 2 Sinh học 9 (Đề 4)
190
95 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Đề thi được cập nhật thêm mới liên tục hàng năm sau mỗi kì thi trên cả nước. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 5 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Sinh học 9 mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Sinh học 9.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(190 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)