Lớp: Lớp 9
Môn: Sinh Học
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 11 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Đề thi được cập nhật thêm mới liên tục hàng năm sau mỗi kì thi trên cả nước. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Bộ 5 đề thi cuối kì 2 Sinh học 9 có đáp án

    Đề thi được cập nhật thêm mới liên tục hàng năm sau mỗi kì thi trên cả nước. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    388 194 lượt tải
    100.000 ₫
    100.000 ₫
  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 5 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Sinh học 9 mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Sinh học 9.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(197 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Sinh Học

Xem thêm

Mô tả nội dung:



ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 SINH HỌC 9 (ĐỀ 5)
Câu 1: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật
A. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác.
B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác.
C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh.
D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh.
Câu 2: Cho các loại cây sau: Bạch đàn, lá lốt, dong riềng, cây xoài, cây phượng,
bằng lăng. Những cây nào thuộc nhóm cây ưa bóng?
A. Lá lốt, dong riềng.
B. Lá lốt, dong riềng, bằng lăng.
C. Bạch đàn, cây xoài, cây phương, bằng lăng.
D. Lá lốt, bạch đàn.
Câu 3: Động vật hằng nhiệt thích nghi với điều kiện nhiệt độ thấp theo quy tắc
A. tăng diện tích bề mặt cơ thể, tăng thể tích cơ thể.
B. giảm diện tích bề mặt cơ thể, tăng thể tích cơ thể.
C. tăng diện tích bề mặt cơ thể, giảm thể tích cơ thể.
D. giảm diện tích bề mặt cơ thể, giảm thể tích cơ thể.
Câu 4: Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ?
A. Số lượng cây mọc nhiều trong một diện tích nhỏ.
B. Cây thiếu ánh sáng.
C. Cây không lấy đủ dinh dưỡng.
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 5: Cỏ dại thường mọc xen lẫn với lúa trên cánh đồng, làm cho năng suất lúa
bị giảm đi. Giữa cỏ dại và lúa có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây? A. Cạnh tranh.

B. Cộng sinh. C. Kí sinh. D. Hội sinh.
Câu 6: Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo yếu tố nào?
A. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
B. Nguồn thức ăn của quần thể.
C. Khu vực sinh sống.
D. Cường độ chiếu sáng.
Câu 7: Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên?
A. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông.
B. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi.
C. Các con chuột chũi trong một khu rừng.
D. Các con ong mật trong tổ.
Câu 8: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào?
A. Số lượng các loài trong quần xã.
B. Thành phần loài trong quần xã.
C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã.
D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã.
Câu 9: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần loài các sinh vật.
B. Loài ưu thế là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
C. Loài đặc trưng là loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
D. Tập hợp cá rô phi trong ao tạo thành một quần xã.
Câu 10: Trong quần xã rừng U Minh, cây tràm được coi là
A. loài ngoại lai xâm hại.

B. loài đặc trưng. C. loài tiên phong. D. loài ổn định.
Câu 11: Nhận định nào sau đây sai về chuỗi thức ăn sau: Cỏ → Châu chấu → Gà
rừng → Hổ → Vi khuẩn?
A. Cỏ là sinh vật sản xuất.
B. Chỉ có gà rừng và hổ là sinh vật tiêu thụ.
C. Vi khuẩn là sinh vật phân giải.
D. Châu chấu, gà rừng và hổ là sinh vật tiêu thụ.
Câu 12: Hệ sinh thái có độ đa dạng cao nhất là A. hoang mạc.
B. đồng rêu hàn đới.
C. rừng nhiệt đới.
D. rừng lá kim phương bắc.
Câu 13: Nguồn tài nguyên khoáng sản được con người tận dụng khai thác nhiều nhất ở giai đoạn nào?
A. Thời kì nguyên thuỷ.
B. Xã hội nông nghiệp.
C. Xã hội công nghiệp.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là do
A. hoạt động của con người.
B. hoạt động của sinh vật.
C. hoạt động của núi lửa. D. cả A và B.


Câu 15: Yếu tố hoặc hoạt động nào sau đây là tác nhân làm môi trường ô nhiễm các chất phóng xạ?
A. Chất thải từ công trường khai thác chất phóng xạ.
B. Những vụ thử vũ khí hạt nhân.
C. Chất thải của nhà máy điện nguyên tử.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: Hoạt động nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường?
A. Khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt.
B. Nước thải công nghiệp, khí thải của các loại xe.
C. Tiếng ồn của các loại động cơ.
D. Trồng rau sạch, sử dụng phân vi sinh.
Câu 17: Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm nguồn nước?
A. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
B. Phun thuốc bảo vệ thực vật để hạn chế sâu bệnh.
C. Tạo bể lắng và lọc nước thải.
D. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng,…
Câu 18: Năng lượng nào dưới đây không sinh ra khí thải?
A. Năng lượng mặt trời.
B. Khí đốt thiên nhiên. C. Năng lượng gió.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 19: Cách phòng tránh bệnh giun sán tốt nhất là
A. dùng thuốc khi bị nhiễm giun sán.
B. giữ gìn vệ sinh môi trường trong sạch.
C. giữ gìn vệ sinh ăn uống.


zalo Nhắn tin Zalo