ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. “Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình
thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là
nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Phong tục tập quán.
B. Truyền thống quê hương. C. Thuần phong, mĩ tục. D. Bản sắc văn hóa.
Câu 2. Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?
A. Yêu nước; tương thân, tương ái; hiếu học.
B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất, kiên cường.
C. Cần cù lao động; ích kỉ; đoàn kết chống ngoại xâm.
D. Hiếu học; lười biếng; vị tha; bao dung.
Câu 3. Làm cốm là nét đẹp nghề truyền thống của cư dân ở địa phương nào dưới đây? A. Làng Vòng (Hà Nội).
B. Làng Bát Tràng (Hà Nội).
C. Làng Chu Đậu (Hải Dương).
D. Làng Nga Sơn (Thanh Hóa).
Câu 4. Hát Xoan là nét đẹp truyền thống của cư dân ở tỉnh nào sau đây? A. Thừa Thiên Huế. B. Hà Nội. C. Phú Thọ. D. Bắc Ninh.
Câu 5. Kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình là biểu hiện của truyền thống nào dưới đây?
A. Tương thân, tương ái. B. Hiếu học. C. Hiếu thảo. D. Tôn sư trọng đạo.
Câu 6. Biết ơn công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ là biểu hiện của truyền thống nào dưới đây? A. Hiếu thảo. B. Hiếu học. C. Chăm chỉ. D. Yêu nước.
Câu 7. Hành động: mở các “siêu thị 0 đồng” để giúp đỡ người dân gặp khó khăn do tác
động của đại dịch Covid-19 được xuất phát từ truyền thống nào dưới đây? A. Cần cù lao động. B. Tôn sư trọng đạo. C. Tương thân, tương ái.
D. Dũng cảm, kiên cường.
Câu 8. Chị M sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm truyền
thống của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị M phát triển đã được tiêu
thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân trong vùng.
Trường hợp này cho thấy: chị M là người như thế nào?
A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
B. Chưa có tầm nhìn xa trong việc sản xuất, kinh doanh.
C. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
D. Không biết bắt kịp xu thế phát triển kinh tế trong thời đại mới.
Câu 9. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu truyền từ
A. thế hệ này qua thế hệ khác.
B. địa phương này qua địa phương khác.
C. đất nước này qua đất nước khác.
D. dân tộc này qua dân tộc khác.
Câu 10. Di sản văn hóa bao gồm:
A. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.
B. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
C. di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa phi vật chất.
D. di sản văn hóa tập thể và di sản văn hóa công cộng.
Câu 11. Di sản văn hóa vật thể không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Làn điệu dân ca. B. Danh lam thắng cảnh.
C. Di tích lịch sử - văn hóa.
D. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Câu 12. Di sản nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể? A. Thánh địa Mỹ Sơn. B. Thành nhà Hồ.
C. Đờn ca tài tử Nam Bộ. D. Hoàng thành Thăng Long.
Câu 13. Hành vi nào sau đây phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
A. Bạn M tham gia lớp học để rèn luyện kĩ thuật hát Xoan.
B. Chị P không nghe nhạc quan họ vì cho rằng cổ hủ.
C. Anh K có hành vi vứt rác tại khu di tích lịch sử.
D. Ông N phát tán thông tin sai lệch về di sản văn hóa quê mình.
Câu 14. Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền nào sau đây?
A. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.
B. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
C. Chiếm đoạt và sử dụng trái phép các bảo vật quốc gia.
D. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.
Câu 15. Hành vi nào sau đây không phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
A. Nghệ nhân C truyền bá làn điệu dân ca quan họ cho thế hệ trẻ.
B. Chị X chê bai di tích lịch sử quê mình không có gì đặc sắc.
C. Cứ vào ngày giỗ tổ, gia đình ông M đều đến đền thờ để dâng hương.
D. Tập thể lớp 7A tham gia dâng hương tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ.
Câu 16. Trên đường đi học về, em phát hiện một nhóm thanh niên có hành vi đập phá
khu di tích của làng. Trong trường hợp này em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Đứng xem quá trình đập phá khu di tích.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến bản thân.
C. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi nhóm thanh niên.
D. Nhanh chóng báo với cơ quan chính quyền địa phương.
Câu 17. Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Quan tâm. B. Chia sẻ. C. Đồng cảm. D. Thấu hiểu.
Câu 18. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm dưới đây: “….. là
đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó”. A. Quan tâm. B. Chia sẻ. C. Cảm thông. D. Thấu hiểu.
Đề thi giữa kì 1 GDCD 7 Cánh diều (Đề 1)
195
98 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 2 đề thi giữa kì 1 GDCD 7 Cánh diều có lời giải chi tiết, mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Giáo dục công dân lớp 7.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(195 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)