ĐỀ SỐ 2
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (…): “Tự hào về truyền thống của quê hương là
sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được
truyền từ ..............”
A. địa phương này sang địa phương khác.
B. đất nước này qua đất nước khác.
C. thế hệ này sang thế hệ khác.
D. tỉnh này qua tỉnh khác.
Câu 2. Một trong những truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam là A. ích kỉ. B. hẹp hòi. C. yếu đuối. D. yêu nước.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không thuộc về truyền thống quê hương? A. Làn điệu dân ca.
B. Trang phục truyền thống.
C. Những câu truyện cổ dân gian.
D. Các bộ phim khoa học viễn tưởng.
Câu 4. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện tốt đẹp của truyền thống quê hương? A. Càn cu lao động.
B. Tổ chức ma chay linh đình.
C. Trân trọng trang phục truyền thống.
D. Yêu thích ẩm thực của địa phương.
Câu 5. Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” (Hà Nội), là biểu tượng cho A. tinh thần yêu nước. B. tinh thần nhân đạo.
C. thái độ cần cù lao động.
D. lòng yêu thương con người.
Câu 6. Dân ca ví, dặm là loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của người dân vùng A. Bắc Ninh và Bắc Giang. B. Nghệ An và Hà Tĩnh. C. Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
D. Đà Nẵng và Quảng Nam.
Câu 7. Lễ hội truyền thống mang ý nghĩa khuyến nông của người dân xã Tiên Sơn (thị
xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) là A. lễ hội chùa Thầy. B. lễ hội Lồng Tồng. C. lễ cày tịch điền. D. lễ hội đền Hùng.
Câu 8. Từ nhỏ, H đã yêu thích những bộ trang phục truyền thống dân tộc mình. H đã tự
may cho mình bộ trang phục truyền thống của người Dao quê mình và dự định sẽ mặc
trang phục đó mặc trong lễ tốt nghiệp trung học cơ sở. Biết được dự định của H, các bạn
P và Q đã cười phá lên và mỉa mai H là quê mùa.
Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có hành vi trái với niềm tự hào về truyền thống quê hương? A. Bạn P và Q. B. Bạn H và P. C. Bạn H và Q. D. Cả 3 bạn H, P, Q.
Câu 9. Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự chia sẻ? A. Nhường cơm, sẻ áo B. Góp gió thành bão.
C. Tích tiểu, thành đại.
D. Vắt cổ chày ra nước.
Câu 10. Quan tâm là thường xuyên chú ý đến
A. những vấn đề thời sự của xã hội.
B. những người thân trong gia đình.
C. mọi người và sự việc xung quanh.
D. một số người thân thiết của bản thân.
Câu 11. Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để
A. hiểu được cảm xúc của người đó.
B. chê bai, giễu cợt. xúc phạm người đó.
C. đồng tình với việc làm của người đó.
D. chứng tỏ bản thân mình trước người đó.
Câu 12. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. An ủi. B. Khích lệ. C. Hỏi thăm. D. Mỉa mai.
Câu 13. Hoạt động “Hiến máu cứu người” là một trong những biểu hiện của sự
A. đoàn kết, yêu nước, nhân đạo.
B. quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
C. dũng cảm, bất khuất, kiên cường.
D. hào sảng, đoàn kết và hiếu học.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Yêu thương, chăm sóc nhau bằng tình cảm chân thành.
B. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.
C. Chỉ giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.
D. Giúp đỡ về vật chất và rinh thần với những người đang gặp khó khăn.
Câu 15. Hành động nào sau đây thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và cảm thông?
A. Anh K chỉ kết bạn và chơi thân với các bạn có hoàn cảnh giống mình.
B. Lôi kéo, tập hợp một số bạn bè, người thân để chống lại người khác.
C. Người dân cả nước cứu trợ hàng hóa cho bà con ở vùng bị lũ lụt.
D. Cả lớp cùng thảo luận sôi nổi trong giờ kiểm tra viết môn Toán.
Câu 16. Hoàn cảnh gia đình A rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. A tâm sự với
N và muốn N không nói với ai. Nếu là N, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Giữ lời hứa không nói chuyện của A với ai.
B. Trêu chọc và kể chuyện của A với các bạn khác.
C. Tâm sự với giáo viên chủ nhiệm để cùng tìm cách giúp đỡ A.
D. Nghe A tâm sự nhưng không quan tâm vì không liên quan tới mình.
Câu 17. Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai A. động viên. B. nhắc nhở. C. chỉ bảo. D. hướng dẫn.
Câu 18. Khi tự giác, tích cực học tập, chúng ta sẽ được rèn luyện những đức tính nào?
A. Tự lập, tự chủ, kiên trì. B. Tương thân tương ái. C. Quan tâm, cảm thông.
D. Kiên cường, bất khuất.
Câu 19. Người biết học tập tự giác, tích cực sẽ
A. bị mọi người chế giễu, trêu chọc, mỉa mai.
B. nhận được sự tin tưởng, quý mến của mọi người.
C. thường xuyên bị người khác lợi dụng.
D. phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
Đề thi giữa kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức (Đề 2)
370
185 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 2 đề thi giữa kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức có lời giải chi tiết, mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Giáo dục công dân lớp 7.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(370 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)