Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức (Đề 11)

303 152 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề giữa kì 1 môn Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(303 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 11
SỞ GD – ĐT HÀ TĨNH
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH NĂM HỌC 2023-2024
(Đề gồm có 02 trang)
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 KNTT
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ 01
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng
Vua trên trời là Ngọc Hoàng có hai con gái đẹp. Ngọc Hoàng yêu quý hai
nàng lắm nên cho các nàng hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ
giới để báo lại cho nhà Trời. Cô gái đầu tên là Mặt Trời được ngồi kiệu hoa có
bốn người khiêng. Bốn người này chia làm hai tốp: một tốp già và một tốp trẻ. Tốp
các cụ già khiêng kiệu luôn luôn lo làm tròn phận sự, chăm chỉ vào công việc nên
cô Mặt Trời thường đi một vòng rất nhanh. Còn tốp trẻ bản tính la cà nên những
lần được phân công khiêng kiệu thường về muộn. Vì thế, mỗi lần Mặt Trời đi với
tốp trẻ thì ngày dài, và đi với tốp già thì ngày lại ngắn.
Mặt Trăng là cô em tính tình nóng nảy còn hơn cả cô chị. Sức nóng của cô đã
làm hại cho người và muôn vật khá nhiều. Ấy thế mà cô vẫn cứ chỏng lỏn, đi đâu
cũng sà vào khiến cho nhân dân vô cùng kinh hãi. Trần gian khổ sở vì cô Mặt
Trăng, họ đã kêu ca rất nhiều, tiếng thấu lên Thượng giới khiến cho bà mẹ đã lấy
tro mà bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng đi. Nhưng Ngọc Hoàng chiều con, nên
không để cho vợ làm việc ấy.
Bấy giờ ở dưới trần có một chàng trai tên là Quải. Quải là con mồ côi nhưng
lại có một thân thể cực kỳ to lớn và sức khỏe tuyệt vời. Trước những hành động tai
ác của cô Mặt Trăng, Quải quyết tâm trị cho một mẻ. Anh ta đón đường cô Trăng
trên một đỉnh núi cao và trữ sẵn một đống cát thật lớn. Hôm ấy, cô Mặt Trăng vẫn


quen thói cũ vừa đi vừa sà xuống để nhìn muôn vật, Quải chờ cho cô ta đến gần
rồi bất thình lình bốc cát ném túi bụi vào mắt, vào mặt mũi cô. Cô Trăng đang
rong chơi, bị tấn công đột ngột, nhắm mắt lại nhưng đất đã dính đầy mặt và chui
cả vào trong mắt. Cô ta hốt hoảng vội vụt bay lên cao, lảng ra xa chỗ Quải đứng.
Từ đó trở đi cô không dám sà xuống gần mặt đất nữa. Mặt mũi cô bị cát dính
chặt nên không còn sáng được như xưa. Sau này tính tình của cô trở nên dịu dàng,
hiền lành hơn, ở dưới trần ai cũng thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt
xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô quay lưng tức là ba mươi, mùng một,
còn cô trở sang trái, sang phải tức là thời kỳ trăng hạ huyền hoặc thượng huyền.
Còn những khi trăng quầng, ấy là lúc cát bụi trát mặt bị gió thổi bay tung ra.
Lại nói chuyện chồng của hai nữ thần này. Đó là một con gấu rất to khoẻ.
Không rõ gấu từ đâu đến và Ngọc Hoàng đã gả các cô con gái của mình cho gấu
từ bao giờ. Chỉ biết rằng gấu rất hay ghen nên theo dõi sự đi lại của hai vợ mình
rất chặt chẽ. Thỉnh thoảng, gấu lại đòi chung tình với một người. Lúc đó là lúc ở
dưới trần gian thường gọi là nhật thực hay nguyệt thực. Gặp những ngày này,
nhân gian lại phải đánh chiêng, đánh trống rầm rĩ để cho gấu sợ mà lui ra mau. Vì
gấu làm như vậy thì có hại cho mùa màng và các nữ thần này cũng vì vậy mà xao nhãng công việc.
(Theo Viện Văn học, Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập 1:
Thần thoại – truyền thuyết, NXB Giáo dục, 1999)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyền thuyết B. Sử thi C. Thần thoại D. Truyện cổ tích


Câu 2. Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng được giao nhiệm vụ:
A. Chăm lo cuộc sống con người dưới trần gian.
B. Chiếu sáng cho con người làm việc.
C. Làm cho ngày đêm dài ngắn khác nhau.
D. Thay nhau coi việc dưới trần gian.
Câu 3. Bọn khiêng kiệu trẻ hay la cà, về trễ đã dẫn đến chuyện gì? A. Ban ngày sẽ ngắn đi B. Ban ngày sẽ dài ra
C. Mặt trời sẽ chiếu sáng ít đi
D. Nữ thần Mặt Trời bị trời trách phạt
Câu 4. Theo cách lí giải của dân gian, vì sao Mặt Trăng không còn nóng như Mặt Trời?
A. Vì mẹ nữ thần Mặt Trăng đã lấy tro bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng.
B. Vì Mặt Trăng đã trưởng thành, tính tình thay đổi, trở lên hiền lành dịu dàng.
C. Vì sau khi bị chàng Quải tấn công, Mặt Trăng sợ quá bay lên cao, không dám xà gần xuống mặt đất
D. Vì gió thổi cát bụi dính chặt vào mắt, mũi của Mặt Trăng, khiến Mặt Trăng
không còn sáng được như xưa.
Câu 5. Để giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, tác giả dân gian đã
tưởng tượng ra câu chuyện gì?
A. Mặt Trời và Mặt Trăng đi xem xét việc hạ giới
B. Hai nữ thần lấy chung chồng là một con gấu
C. Chàng trai tên Quải ném cát vào thần Mặt Trăng
D. Người dân đánh chiêng, đánh trống để tìm bắt gấu.
Câu 6. Từ nội dung câu chuyện, có thể thấy một đặc điểm nào nổi bật của thần thoại?


A. Uớc mơ về cuộc sống tốt đẹp
B. Khát vọng trường sinh bất tử
C. Giải thích các hiện tượng tự nhiên
D. Giải thích nguồn gốc của vũ trụ.
Câu 7. Chi tiết nào cho thấy rõ khát vọng chinh phục tự nhiên của người xưa?
A. Những người già và người trẻ khiêng kiệu cho Mặt Trời
B. Chàng Quải trừng trị Mặt Trăng, khiến Mặt Trăng ko còn tai ác nữa.
C. Trần gian cất tiếng kêu đến thượng giới, khiến mẹ của nữ thần Mặt Trăng định
lấy tro mà bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng.
D. Vào ngày nhật thực hay nguyệt thực, dân gian đánh chiêng, đánh trống khiến
gấu sợ mà lui ra, không làm hại cho mùa màng
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Các chi tiết kì ảo, hoang đường trong truyện thần thoại cho thấy điều gì?
Câu 9. Theo anh/chị, có thể lược bỏ chi tiết “Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần
tro vào mặt” không? Vì sao?
Câu 10. Có ý kiến cho rằng, truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng thể hiện sự
xung đột giữa con người và tự nhiên. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của
văn bản Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng. ------ Hết ------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 C 0.5 2 D 0.5


zalo Nhắn tin Zalo