Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức (Đề 15)

2 K 1 K lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi Giữa kì 1
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề giữa kì 1 môn Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1993 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 15
SỞ GD – ĐT BẮC GIANG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
TRƯỜNG THPT PHƯƠNG SƠN NĂM HỌC 2023-2024 (Bắc Giang)
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 KNTT
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: NGÀY XUÂN
Trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng,
Lúa xanh đồng rợn sóng tận chân mây
Vài con én liệng ngang trời lơ lửng,
Từng lũ cò phấp phới đậu rồi bay.
Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội,
Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh,
Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói
Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình.
Cùng mấy cậu áo là, quần lụa mới
Tập lê giầy như tập nhấc chân đi.
Trong khi gió ngang đường tung phấp phới
Giải yếm đào cùng với giải khăn thi.
(Bức tranh quê, Anh Thơ , NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? A. 5 chữ B. 6 chữ

C. 7 chữ D. 8 chữ
Câu 2. Những từ láy được sử dụng trong bài thơ là:
A. Lơ lửng, phấp phới, đen nhánh
B. Lơ lửng, phấp phới, rộn ràng
C. Hơi hửng, phấp phới, rộn ràng
D. Lơ lửng, cầu kinh, phấp phới
Câu 3. Những hình ảnh nào được tác giả sử dụng để miêu tả con người trong ngày xuân?
A. Liệng ngang trời lơ lửng
B. Rộn ràng cười nói, nói
C. Phấp phới đậu rồi bay
D. Ngang đường tung phấp phới
Câu 4. Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ “Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội,”: A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Hoán dụ
Câu 5. Ý nào sau đây nêu đúng nhất về nét đặc sắc ngôn ngữ trong văn bản trên?
A. Ngôn ngữ hàm súc, tinh tế, mang vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.
B. Ngôn ngữ trang trọng, giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu.
C. Ngôn ngữ cầu kì, được chọn lọc tinh tế.
D. Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh.
Câu 6: Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ là: A. Vui tươi, ngỡ ngàng. B. Ưu tư, chiêm nghiệm.


C. Bất ngờ, tiếc nuối. D. Say mê, khao khát. Câu 7: Hai câu thơ:
Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói
Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình.
gợi vẻ đẹp của người con gái chốn thôn quê như thế nào?
A. Hồn nhiên, trẻ trung, sôi nổi
B. Duyên dáng, dịu dàng, đằm thắm
C. Mộc mạc, chân quê, hồn nhiên, duyên dáng
D. Sôi nổi, đằm thắm, yêu đời
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 9: Phân tích tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong 4 câu thơ đầu của bài thơ.
Câu 10: So sánh hai bài thơ Ngày xuân (Anh Thơ) và Mùa xuân chín (Hàn Mặc
Tử) để thấy được nét tương đồng trong cách cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên của hai tác giả.
II. VIẾT (4.0 điểm): Anh( chị) hãy viết bài văn nghị luận về lòng dũng cảm. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5

7 C 0,5 8
Nội dung chính của bài thơ: 1,0
- Khắc họa bức tranh thiên nhiên và con người ngày xuân
vui tươi, rộn ràng, tràn đầy sức sống.
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và tình yêu
quê hương, đất nước của nhà thơ
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án:1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 01 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời chung chung, không rõ ý: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm. 9
- Phép liệt kê: trời hơi lạnh, nắng vàng, lúa xanh, én liệng… 1.0 (0, 25 điểm)
- Tác dụng: (0,75 điểm)
+ Nhấn mạnh và làm nổi bật bức tranh thiên nhiên ngày
xuân qua những hình ảnh chân thực, cụ thể, phong phú, sinh động.
+ Thể hiện sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế và tâm hồn nhạy cảm,
giàu rung động trước thiên nhiên, tạo vật của nhà thơ.
+ Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm, sinh động.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 03 ý tác dụng: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời được 02 ý tác dụng: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời được 01 ý: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm


zalo Nhắn tin Zalo