Đề thi Giữa kì 2 GDCD 9 Cánh diều (Đề 2)

3 2 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: GDCD
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi Giữa kì 2
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề Giữa kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Giáo dục công dân 9 Cánh diều mới nhất năm 2025 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Giáo dục công dân 9.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(3 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 9
* Tỉ lệ chung về mức độ đánh giá: 40% Nhận biết - 30% Thông hiểu - 30% Vận dụng Mức độ đánh giá Nội dung/ đơn vị TN khách quan Tự luận kiến thức Nhiều lựa chọn Đúng - sai Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Quản lý thời gian 1/2 1/2 4 2 hiệu quả (0,5đ) (1,0đ) 1/2 1/2 Thích ứng với thay 1/2 1/2 6 1
(2 lệnh hỏi - (2 lệnh hỏi - đổi (0,5đ) (1,0đ) 0,25đ) 0,75đ) 1 Tiêu dùng thông 4 1 3 (4 lệnh hỏi - minh 1,0đ) Tổng số câu hỏi 20 2 2 Tổng số điểm 5,0 2,0 3,0 Tỉ lệ (%) 50% 20% 30%
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO …….
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS …………….
Môn: Giáo dục công dân -----ooo----- Lớp: 9
ĐỀ THI SỐ: ….
Thời gian làm bài: 45 phút Đề gồm …. trang
(Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Từ câu 1 đến câu 20, ở mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Dựa vào các dữ liệu dưới đây, em hãy xác định thứ tự các bước quản lí thời gian hiệu quả. (1) Lập kế hoạch.
(2) Thực hiện kế hoạch.
(3) Xác định mục tiêu công việc.
A. (3) (1) (2).
B. (1) (2) (3).
C. (2) (1) (3).
D. (3) (2) (1).
Câu 2. Lựa chọn cách thức hoàn thành công việc phù hợp với đặc điểm bản thân, lưu ý đến thời điểm, thói
quen làm việc hiệu quả nhất của bản thân để lựa chọn cách thức hiệu quả nhất - đó là nội dung của bước
nào trong quá trình lập kế hoạch quản lí thời gian hiệu quả?
A. Xác định ý tưởng quản lí thời gian.
B. Xác định mục tiêu công việc.
C. Lập kế hoạch quản lí thời gian.
D. Thực hiện kế hoạch quản lí thời gian.
Câu 3. Khi thực hiện kế hoạch quản lí thời gian, chúng ra cần
A. trì hoãn các công việc.
B. ôm đồm, làm thật nhiều việc cùng lúc.
C. tuyệt đối không thay đổi kế hoạch đã đề ra. D. loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng.
Câu 4. Để quản lí thời gian hiệu quả, mỗi người cần
A. xác định mục tiêu công việc cần hoàn thành.
B. không thay đổi kế hoạch trong bất kì trường hợp nào.
C. thực hiện kế hoạch một cách hời hợt, thiếu nghiêm túc.
D. đề ra mục tiêu quá cao so với năng lực của bản thân.
Câu 5. Em hãy nhận xét cách quản lí thời gian của bạn T trong trường hợp sau.
Trường hợp. Bạn T rất thích bóng đá, ngoài giờ học chính khoá ở trường, bạn dành phần lớn thời gian cho
việc chơi bóng đá. Thậm chí, buổi trưa và buổi chiều, bạn đều tranh thủ ở lại trường để xem hoặc chơi bóng
tới muộn mới về. Tối nào về nhà, T đều bị rơi vào trạng thái mệt mỏi và không thể tập trung học. Bạn thường
xuyên không hoàn thành hết bài tập trước khi tới lớp.
A. Bạn T đã biết cách quản lí thời gian, khi dành phần lớn thời gian cho đam mê của mình.
B. Bạn T chưa biết cách quản lí thời gian; chưa cân đối được thời gian giữa học tập và giải trí.
C. Cách quản lí thời gian của T rất hợp lí, khoa học; cân đối giữa học tập và vui chơi giải trí.
D. Bạn T quản lí thời gian chưa hiệu quả; T cần loại bỏ sở thích đá bóng để tập trung vào học.
Câu 6. Em hãy tư vấn cách giải quyết phù hợp cho bạn A trong trường hợp sau:
Trường hợp. Bạn A xác định mục tiêu công việc cần thực hiện trong Học kì I là: cải thiện kết quả học tập
từ loại khá lên loại giỏi; tự học thêm một môn ngoại ngữ yêu thích; học võ cổ truyền; tham gia câu lạc bộ thể
dục thể thao. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, bạn A cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc.
A. Bạn A nên bỏ cuộc vì có cố gắng cũng không đạt được kết quả gì.
B. Bạn A nên xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện hợp lí, khoa học.
C. Bạn A nên dành phần lớn thời gian để giải trí, tránh căng thẳng.
D. Bạn A cần bỏ bớt các mục tiêu, chỉ cần thực hiện một mục tiêu là đủ.
Câu 7. Hình ảnh sau đề cập đến thay đổi nào có thể tác động đến cuộc sống của mỗi cá nhân và gia đình? A. Biến đổi khí hậu.
B. Sự phát triển của khoa học - công nghệ.
C. Thay đổi chỗ ở, nguồn thu nhập.
D. Sức khỏe bản thân suy giảm.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những thay đổi đến từ môi trường có thể xảy ra với mỗi cá nhân và gia đình? A. Bão lụt. B. Lũ quét. C. Sạt lở đất. D. Sức khỏe suy giảm.
Câu 9. Những thay đổi đến từ phía gia đình có thể xảy ra với mỗi cá nhân là
A. thiên tai, biến đổi khí hậu.
B. mất mát người thân; thay đổi chỗ ở.
C. bão lụt, lốc, sét, mưa lớn, lũ quét,…
D. sự phát triển của khoa học - công nghệ.
Câu 10. Trước những thay đổi, biến cố trong cuộc sống, chúng ta cần
A. hoảng loạn, cầu cứu mọi người.
B. bình tĩnh, làm chủ cảm xúc.
C. buông xuôi, phó mặc cho số phận.
D. khóc lóc, buồn tủi cho số phận của mình.
Câu 11. Việc thích ứng với những thay đổi sẽ giúp mỗi người
A. vượt qua sự thay đổi của hoàn cảnh.
B. thu được nhiều lợi ích vật chất.
C. tạo dựng được lối sống tối giản.
D. xây dựng được lối sống “xanh”.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng biện pháp đối phó với những thay đổi trong cuộc sống?
A. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.
B. Bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh, tình huống.
C. Trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. D. Tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.
Câu 13. Tan học, M và K và Q đạp xe về nhà. Bỗng mây đen kéo tới, sấm chớp ầm ầm, mưa rơi nặng hạt. K
đề nghị các bạn dừng xe lại, xuống trú tạm vào gốc cây to bên đường; K góp ý nên tiếp tục đi về nhà và thích
thú khi được “tắm mưa”. Trong khi đó, Q lại nói: “Các bạn ơi, tớ nghĩ chúng ta nên đi tiếp, phía trước có
một hiệu sách, mình có thể vào đó tạm trú một lát, khi nào hết mưa giông thì hãy về”. Theo em, trong tình
huống trên, hành động của bạn nào là đúng? A. Bạn M. B. Bạn K. C. Bạn Q. D. Bạn M và K.
Câu 14. Mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm, biết lựa chọn sản phẩm có chất lượng và phù hợp với đặc điểm của
cá nhân - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Tiêu dùng thông minh.
B. Quản lí tiền hiệu quả.
C. Lập kế hoạch chi tiêu.
D. Tiết kiệm tiền hiệu quả.
Câu 15. Nhân vật nào dưới đây chi tiêu hợp lí?
A. Chị M có đam mê mua quần áo mặc dù không dùng hết.
B. Anh K vay tiền của bạn để đưa gia đình đi du lịch.
C. Mỗi tháng, anh T đều trích một khoản lương để tiết kiệm.
D. Anh P dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ bóng đá.
Câu 16. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về việc chi tiêu hợp lí?
A. Đã nghèo còn mắc cái eo.
B. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
C. Người là vàng, của là ngãi.
D. Có tiền mua tiên cũng được.
Câu 17. Bạn học sinh nào trong tình huống sau đây chưa biết cách chi tiêu hợp lí?
Tình huống. Hễ có tiền là K tiêu hết luôn. Khi thấy bạn bè có món đồ nào trông lạ mắt, K lại xin tiền bố mẹ
để mua bằng được. Thấy K nhiều lần mua đồ chơi chỉ một lần là chán, có nhiều thứ chưa dùng đến, bạn C và
T khuyên K không nên lãng phí như vậy, nhưng K không nghe. A. Cả ba bạn C, T và K. B. Hai bạn C và T. C. Bạn C. D. Bạn K.


zalo Nhắn tin Zalo