MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
(HÌNH THỨC: 70% TRẮC NGHIỆM + 30% TỰ LUẬN) Mức độ đánh giá STT
Nội dung kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao TN TL TN TL TN TL TN TL
Quyền bình đẳng của công dân trước 1 3 2 pháp luật 2
Bình đẳng giới trong đời sống xã hội 5 2
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, 3 2 2 tôn giáo 1 1
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công câu câu 4
dân trong tham gia quản lí nhà nước 2 2 (2đ) (1đ) và xã hội
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công 5 2 2
dân về bầu cử và ứng cử
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công 6 2 2
dân về khiếu nại, tố tụng Tổng số câu hỏi 16 12 1 1 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30% ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Quyền nào của công dân được đề cập đến trong khái niệm sau đây: “Mọi công dân, không phân
biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt
đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật”?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ A. bảo vệ môi trường.
B. đầu tư các dự án kinh tế.
C. đóng góp quỹ bảo trợ xã hội.
D. thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Câu 3: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí là
A. san bằng lợi ích cá nhân.
B. bình đẳng trước pháp luật.
C. chia đều mọi lợi nhuận.
D. được đáp ứng mọi nhu cầu.
Câu 4: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo điều kiện để công dân được sống an toàn, lành mạnh.
B. Là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.
C. Giúp bảo vệ lợi ích của một nhóm thiểu số người trong xã hội.
D. Tạo sự công bằng, không bị phân biệt đối xử giữa mọi công dân.
Câu 5:Trong trường hợp dưới đây, việc cơ quan thuế tỉnh B từ chối đề nghị của bà K đã thể hiện điều gì?
Trường hợp. Ông N, bà M và bà K đều có cửa hàng bán quần áo may sẵn trên cùng một tuyến phố.
Đến kì thu thuế, ông N và bà M đều thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Riêng bà K
luôn đề nghị cơ quan thuế ưu tiên cho chậm nộp thuế hằng tháng, vì bà là phụ nữ và kinh tế gia đình
khó khăn hơn ông N và bà M. Đề nghị của bà K không được cơ quan thuế tỉnh B chấp thuận.
A. Đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của công dân.
B. Đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.
C. Đảm bảo bình đẳng trong thực hiện các quyền của công dân.
D. Đảm bảo bình đẳng về quyền tự do kinh doanh của công dân.
Câu 6: Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Hôn nhân và gia đình. D. Văn hóa và giáo dục.
Câu 7: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc
A. tiếp cận nguồn vốn, thị trường.
B. tham gia các hoạt động xã hội.
C. lựa chọn ngành, nghề đào tạo.
D. ứng cử vào các cơ quan, tổ chức.
Câu 8: Lao động nam và lao động nữ được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc - đó là quy định pháp luật
về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Văn hóa. C. Lao động. D. Giáo dục.
Câu 9: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
là: nam, nữ bình đẳng về
A. tham gia quản lí nhà nước.
B. tiếp cận nguồn vốn đầu tư.
C. độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
D. sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Câu 10: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có
quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
A. tôn trọng danh dự của nhau.
B. áp đặt quan điểm cá nhân.
C. chiếm hữu tài sản công cộng.
D. che giấu hành vi bạo lực.
Câu 11: Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và xã hội, ngoại trừ việc
A. tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.
B. là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
C. góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
D. củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.
Câu 12: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
Tình huống. Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công
việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng
nhân sự, ông T (giám đốc công ty) đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ
nhiệm anh Q với lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ. A. Chị H và anh Q. B. Chị H và ông T. C. Ông T và anh Q. D. Chị H, anh Q và ông T.
Câu 13: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt
Nam được Nhà nước và pháp luật
A. đáp ứng mọi nhu cầu.
B. tạo điều kiện phát triển.
C. bãi bỏ thuế thu nhập.
D. chia đều quỹ phúc lợi.
Câu 14: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau đều có nghĩa vụ
tuân thủ các quy định của Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định pháp luật khác có liên
quan - đó là nội dung bình đẳng giữa các tôn giáo về A. quyền. B. nghĩa vụ. C. giáo lí, giáo luật. D. trách nhiệm pháp lí.
Câu 15: Trước các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, chúng ta cần A. học tập, noi gương.
B. khuyến khích, cổ vũ. C. lên án, ngăn chặn. D. thờ ơ, vô cảm.
Câu 16: Trong tình huống dưới đây những chủ thể nào không vi phạm pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
Tình huống. Anh A và chị B quen nhau được một thời gian và hai người quyết định tiến đến hôn
nhân. Tuy nhiên, bố mẹ anh A phản đối vì cho rằng chị B không cùng tôn giáo. Gia đình còn yêu cầu
anh A phải tìm người phù hợp để kết hôn. Biết được thông tin, anh T (cán bộ xã nơi anh A sinh
sống) đã tiếp xúc và giải thích cho gia đình anh A về vấn đề bình đẳng giữa các tôn giáo, không được
cản trở hôn nhân tiến bộ. Tuy nhiên, bố mẹ anh A vẫn kiên quyết phản đối, không chấp thuận cho
cuộc hôn nhân của con mình. A. Anh A và bố mẹ mình. B. Bố mẹ anh A và anh T.
C. Bố mẹ anh A và chị B. D. Anh T, anh A và chị B.
Câu 17:Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với
cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước – đó là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền của công dân về tiếp cận thông tin.
B. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
Câu 18:Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
B. Tham gia hiến máu nhân đạo.
C. Trung thành và bảo vệ Tổ quốc.
D. Từ chối nhận các di sản thừa kế.
Câu 19: Về phía cơ quan nhà nước, những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong
tham gia quản lý nhà nước và xã hội gây ra hậu quả như thế nào?
A. Vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
B. Bị xử phạt và phải bồi thường nếu gây thiệt hại.
C. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín của công dân.
D. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.
Câu 20: Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ
của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội ?
Trường hợp. Là Bí thư Chi đoàn lớp 12C, H được Bí thư Đoàn trường giao nhiệm vụ phổ biến thông
tin và thu thập ý kiến đóng góp của các đoàn viên trong lớp đối với dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn
toàn quốc và dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn tỉnh. Vì thời gian hơi gấp nên H đã tự đọc dự thảo các
văn kiện và gửi ý kiến đóng góp cho cấp trên. Khi biết chuyện, thầy giáo T (Bí thư Đoàn trường) đã
nghiêm khắc phê bình H và giải thích cho H hiểu việc làm đó đã vi phạm quyền bày tỏ ý kiến của
các đoàn viên khác trong lớp. Các bạn sẽ không có cơ hội được nói lên nguyện vọng, ý kiến của cá
nhân đối với hoạt động của Đoàn. H cảm thấy hối hận nên đã chủ động chia sẻ lại sự việc và xin lỗi cả lớp. A. Bạn H. B. Thầy T.
C. Tất cả các chủ thể đều vi phạm.
D. Không có chủ thể nào vi phạm.
Câu 21: Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền
A. tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
B. ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
C. bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
D. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự.
Câu 22: Đọc trường hợp sau và cho biết: chủ thể nào đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật về
quyền bầu cử của công dân?
Trường hợp. Là thành viên của Tổ bầu cử, ông V được phân công nhiệm vụ phát thẻ cử tri cho nhân
dân. Khi đến nhà anh T, ông V chỉ phát thẻ cử tri cho anh và chị D (vợ anh T) mà không phát cho bà
M (mẹ anh T). Sau khi nhận được thắc mắc ông V giải thích: Bà M không biết chữ nên ông V không
ghi tên bà M vào danh sách cử tri của xã. A. Anh T. B. Chị D. C. Ông V. D. Bà M.
Đề thi giữa kì 2 KTPL 11 Cánh diều - Đề 3
236
118 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa ki 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn KTPL 11 Cánh diều mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi KTPL lớp 11.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(236 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)