Đề thi giữa kì 2 KTPL 11 Chân trời sáng tạo - Đề 3

236 118 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: KTPL
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi Giữa kì 2
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa ki 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn KTPL 11 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi KTPL lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(236 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
(HÌNH THỨC: 70% TRẮC NGHIỆM + 30% TỰ LUẬN) Mức độ đánh giá STT
Nội dung kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao TN TL TN TL TN TL TN TL
Quyền bình đẳng của công dân trước 1 3 2 pháp luật 2
Bình đẳng giới trong đời sống xã hội 5 2
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, 3 2 2 tôn giáo 1 1
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công câu câu 4
dân trong tham gia quản lí nhà nước 2 2 (2đ) (1đ) và xã hội
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công 5 2 2
dân về bầu cử và ứng cử
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công 6 2 2
dân về khiếu nại, tố tụng Tổng số câu hỏi 16 12 1 1 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30% ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1:Quyền nào của công dân được đề cập đến trong khái niệm sau đây: “Mọi công dân, không phân
biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt
đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật”?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Câu 2: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân về nghĩa vụ?
A. Lựa chọn loại hình bảo hiểm.
B. Tham gia bảo vệ Tổ quốc.
C. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản.
D. Hỗ trợ người già neo đơn.


Câu 3: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều
A. được quyền phủ nhận lời khai nhân chứng.
B. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
C. phải từ bỏ sở hữu mọi tài sản.
D. phải tham gia lao động công ích.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
A. Nhà nước có chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh là người dân tộc thiểu số.
B. Dù thuộc diện nhập ngũ, nhưng T được miễn gọi nhập ngũ vì là con của chủ tịch xã.
C. Dù vượt đèn đỏ, nhưng anh K không bị xử phạt vì anh là con chủ chủ tịch tỉnh B.
D. Trường tiểu học X từ chối nhận học sinh C vì lý do: em C là người khuyết tật.
Câu 5: Bạn học sinh nào trong tình huống dưới đây đã thực hiện đúng quy định công dân bình đẳng về
nghĩa vụ trước pháp luật?
Tình huống. Năm nay M, N và K đều đủ 17 tuổi, đều thuộc diện đăng kí nghĩa vụ quân sự, theo quy
định của Luật Nghĩa vụ quân sự. M và N đã thực hiện xong việc đăng kí, còn K thì không tới đăng kí
cho rằng: bố của K là nhà kinh doanh thành đạt, đã nộp nhiều tiền thuế cho Nhà nước, nên K được
miễn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. A. Bạn M và K. B. Bạn K và N. C. Bạn M và N. D. Cả 3 bạn M, N, K.
Câu 6: Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Hôn nhân và gia đình. D. Văn hóa và giáo dục.
Câu 7: Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn đầu tư, thị trường - đó là quy định
pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Giáo dục.
Câu 8: Bất kì người nào đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tìm việc làm phù hợp với
khả năng của mình là thể hiện công dân bình đẳng trong
A. thực hiện quyền lao động.
B. thực hiện quan hệ giao tiếp.
C. việc chia đều của cải xã hội.
D. việc san bằng thu nhập cá nhân.
Câu 9: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng - đó là quy định pháp luật về bình
đẳng giới trên lĩnh vực nào? A. Chính trị và xã hội.
B. Khoa học và công nghệ. C. Hôn nhân và gia đình.
D. Giáo dục và đào tạo.
Câu 10: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có
quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
A. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng
B. che giấu hành vi bạo lực.
C. ngăn cản mọi nghi lễ tôn giáo.
D. kế hoạch hóa gia đình.
Câu 11: Thực hiện quy định về bình đẳng giới


A. là nhiệm vụ lớn nhất của nhà nước.
B. là trách nhiệm của mỗi cá nhân.
C. là trách nhiệm riêng của cơ quan công an.
D. là trách nhiệm riêng của cơ quan tư pháp.
Câu 12: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
Tình huống. Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công
việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng
nhân sự, ông T (giám đốc công ty) đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ
nhiệm anh Q với lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ. A. Anh Q. B. Chị H. C. Ông T. D. Ông T và anh Q.
Câu 13: Theo quy định của pháp luật, quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của mọi người được Nhà nước
A. tôn trọng và bảo hộ. B. phân biệt đối xử. C. chỉ định. D. áp đặt.
Câu 14: Trong trường hợp dưới đây, anh T và anh H cùng được hưởng bình đẳng giữa các dân tộc về
lĩnh vực chính trị thông qua quyền nào?
Trường hợp. Anh H và anh T thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một huyện vùng
cao. Anh H làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện còn anh T thực hiện dự án chăn nuôi theo mô hình
nông nghiệp sạch. Trong thời gian giữ chức danh Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, anh H đã
đóng góp nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương. Cùng thời điểm đó, do có uy
tín, anh T được giới thiệu và trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã.
A. Thay đổi các chính sách xã hội.
B. Thay đổi cơ cấu ngành kinh tế
C. Tham gia sửa đổi Luật đất đai.
D. Tham gia vào bộ máy nhà nước.
Câu 15: Thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng, ngoại trừ việc
A. Thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
B. Huy động nguồn lực của các tôn giáo trong phát triển đất nước.
C. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự ổn định chính trị của đất nước.
D. Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Câu 16: Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Xã T cách xa trung tâm, gần biên giới, có đồng bào của nhiều dân tộc khác nhau cùng
sinh sống. Người dân trên địa bàn xã T tin và theo nhiều tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo đều được
quyền xuất bản kinh, sách tôn giáo, sản xuất đồ dùng tôn giáo để phục vụ cho các hoạt động sinh
hoạt tôn giáo của tôn giáo mình. Người dân xã T luôn đoàn kết một lòng, không phân biệt tôn giáo,
dân tộc tích cực tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức, bảo vệ an ninh, giữ
vững biên cương của Tổ quốc, nhờ đó mà tình nghĩa đồng bào được gắn bó, kinh tế - xã Tội phát
triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xã T ngày càng giàu đẹp, đi lên cùng đất nước.
Câu hỏi: Ở địa phương T, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?
A. Chính quyền xã T phân biệt đối xử giữa các tôn giáo trên địa bàn.
B. Trên địa bàn xã T thường xuyên diễn ra các cuộc xung đột tôn giáo.


C. Các tôn giáo trên địa bàn xã T bình đẳng trong hoạt động tôn giáo.
D. Tại xã T, tín đồ theo các tôn giáo khác nhau thường có mâu thuẫn.
Câu 17:Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
trong trường hợp nào sau đây?
A. Đăng kí hiến máu nhân đạo.
B. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự
C. Tham khảo dịch vụ trực tuyến.
D. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.
Câu 18:Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Bài trừ quyền tự do tôn giáo.
B. Từ chối nhận các di sản thừa kế.
C. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
D. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.
Câu 19: Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã
hội, xâm hại đến các quan hệ quản lý nhà nước và xã hội đều
A. bị phạt cải tạo không giam giữ.
B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C. phải bồi thường thiệt hại.
D. bị phạt tù chung thân.
Câu 20: Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Bà K không tố giác hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là trưởng thôn.
B. Trưởng thôn V tự ý quyết định mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn.
C. Anh P tuyên truyền các quy định, chủ trương của xã cho bà con trong thôn.
D. Chị G từ chối thảo luận, biểu quyết những vấn đề quan trọng của địa phương.
Câu 21: Theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên tắc thực hiện quyền bầu cử của công dân là A. thông qua đại diện. B. ủy quyền. C. công khai phiếu bầu. D. trực tiếp.
Câu 22: Công dân có nghĩa vụ gì khi tham gia bầu cử, ứng cử?
A. Sao chép nội dung phiếu bầu của người khác.
B. Chỉ tham gia bầu cử khi được hưởng lợi ích vật chất.
C. Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử.
D. Trao đổi với người khác về nội dung phiếu bầu của mình.
Câu 23: Đối với cơ quan nhà nước, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng
cử gây ra hậu quả như thế nào?
A. Suy sụp tinh thần và gây tổn thất kinh tế cho công dân.
B. Không thể hiện được nguyện vọng của bản thân công dân.
C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự của công dân.
D. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.
Câu 24: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tìm hiểu danh sách các ứng cử viên.


zalo Nhắn tin Zalo