Đề cương ôn tập cuối học kì 1 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

5 3 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Địa Lý
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cương cuối kì 1 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Địa lí 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(5 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 1
MÔN: Địa lý – LỚP: 11 NĂM HỌC: . . . . .
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP
1. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

1.1. Toàn cầu hóa kinh tế.
1.2. Khu vực hóa kinh tế.
2. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Mỹ La Tinh.
3. Liên minh Châu Âu – Một liên kết kinh tế khu vực lớn. 4. Khu vực Đông Nam Á

4.1. Tự nhiên, dân cư xã hội và kinh tế.
4.2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
5. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 30. Mỗi câu
hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Biểu hiện nào sau đây không đúng với vai trò của các công ti đa quốc gia?
A. Có hơn 80 nghìn công ti đa quốc gia khác nhau.
B. Chiếm khoảng 30% tổng giá trị GDP của thế giới.
C. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng.
D. Chiếm khoảng 2/3 trong buôn bán của quốc tế.
Câu 2. Đầu tư nước ngoài không tăng nhanh trong ngành nào dưới đây? A. Tài chính. B. Ngân hàng. C. Bảo hiểm. D. Vận tải biển.
Câu 3. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Chiến tranh xảy ra trên toàn cầu.
B. Tăng nhanh thương mại quốc tế.
C. Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế.
D. Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia.
Câu 4. Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm của các công ty đa quốc gia?
A. Hoạt động mạnh trong lĩnh vực du lịch.
B. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.
C. Chi phối các ngành kinh tế quan trọng.
D. Có nguồn của cải vật chất rất lớn.
Câu 5. Các công ty đa quốc gia có đặc điểm nào dưới đây?
A. Chỉ hoạt động ở ngành du lịch, thương mại.
B. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng thêm.
C. Tăng cường sự hợp tác quốc tế và khu vực.
D. Có khoảng 80 nghìn công ty xuyên quốc gia.
Câu 6. Nhận định nào sau đây không phải mặt thuận lợi của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh.
B. Đẩy nhanh các quá trình đầu tư.
C. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
D. Tăng cường sự hợp tác quốc tế.
Câu 7. Ở Mỹ Latinh, loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất? A. Đồng. B. Sắt. C. Dầu mỏ. D. Kẽm.
Câu 8. Tài nguyên khoáng sản đa dạng ở khu vực Mỹ Latinh là cơ sở để phát triển ngành nào sau đây?
A. Công nghiệp dược phẩm. B. Công nghiệp luyện kim.
C. Công nghiệp khai khoáng.
D. Công nghiệp thực phẩm.
Câu 9. Mỹ Latinh có tỉ lệ dân cư đô thị cao do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Điều kiện sống ở các thành phố lớn rất thuận lợi.
B. Chiến tranh ở vùng nông thôn xảy ra nhiều nơi.
C. Công nghiệp ở đô thị phát triển với tốc độ nhanh.
D. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố làm.
Câu 10. Khối thị trường chung Nam Mỹ gồm những quốc gia nào dưới đây?
A. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
B. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pê-ru, Pa-ra-goay.
C. Chi-lê, Ác-hen-ti-na, Venezuela, Pê-ru.
D. Bra-xin, Ecuado, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
Câu 11. Các quốc gia nào sau đây có quy mô GDP lớn nhất khu vực Mỹ Latinh? A. Ac-hen-ti-na và Pêru. B. Bra-xin và Mê-hi-cô. C. Pa-ra-goay và Bra-xin. D. Mê-hi-cô và Chi-lê.
Câu 12. Mỹ La-tinh có nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước thuộc loại A. cao nhất thế giới. B. thấp nhất thế giới. C. ở mức trung bình. D. ở mức khá thấp.
Câu 13. Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm nào sau đây? A. 1957. B. 1958. C. 1967. D. 1993.
Câu 14. Tiền thân của Liên minh châu Âu ra đời vào năm nào sau đây? A. 1951. B. 1957. C. 1958. D. 1967.
Câu 15. Kinh tế của Liên minh châu Âu phụ thuộc nhiều vào A. các nước phát triển.
B. các nước đang phát triển.
C. hoạt động xuất - nhập khẩu.
D. ngành kinh tế mũi nhọn.
Câu 16. Quốc gia nào sau đây nằm giữa châu Âu nhưng hiện nay chưa gia nhập Liên minh châu Âu? A. Thụy Sĩ. B. Ai-len. C. Hà Lan. D. Na Uy.
Câu 17. Trở ngại lớn nhất đối với việc phát triển của Liên minh châu Âu là sự khác biệt về A. chính trị, xã hội. B. trình độ văn hóa. C. ngôn ngữ, tôn giáo. D. trình độ phát triển.
Câu 18. Khu vực kinh tế nào dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay? A. APEC. B. NAFTA. C. EU. D. ASEAN.
Câu 19. Đông Nam Á là cầu nối lục địa
A. Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
B. Phi với lục địa Ô-xtrây-li-a.
C. Nam Mĩ với lục địa Ô-xtrây-li-a.
D. Phi với lục địa Á - Âu.
Câu 20. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa? A. Xin-ga-po. B. Ma-lai-xi-a. C. Thái Lan. D. Phi-lip-pin.
Câu 21. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía nam Việt Nam, phía nam Lào.
B. Phía bắc của Lào, phía bắc Mi-an-ma.
C. Phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam.
D. Phía bắc Phi-lip-pin, phía nam Việt Nam.
Câu 22. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là
A. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
B. lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.
C. lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.
D. lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía, dừa.
Câu 23. Về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mỹ Latinh có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Thế mạnh về trồng cây lương thực.
B. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.
C. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp.
D. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.
Câu 24. Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đích chủ yếu nào sau đây?
A. Đa dạng hóa các mặt về đời sống xã hội.
B. Phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
C. Đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN.
D. Tập trung phát triển kinh tế của khu vực.
Câu 25. Dân cư khu vực Tây Nam Á theo tôn giáo chủ yếu nào sau đây? A. Cơ đốc giáo. B. Ấn Độ giáo. C. Do Thái giáo. D. Hồi giáo.
Câu 26. Nhận định nào đúng với đặc điểm vị trí của khu vực Tây Nam Á?
A. Tiếp giáp 3 châu lục, 2 đại dương.
B. Tiếp giáp với biển Đông, biển Đỏ.
C. Nằm trong vùng ngoại chí tuyến.
D. Phần lớn lãnh thổ ở Nam bán cầu.
Câu 27. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm khu vực Tây Nam Á?
A. Còn nhiều bất ổn, xung đột biên giới.
B. Có vị trí địa lí mang tính chiến lược.
C. Giàu có về khoáng sản, đặc biệt là dầu khí.
D. Tự nhiên thuận lợi phát triển nông nghiệp.
Câu 28. Hình thức chăn nuôi chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á là A. công nghiệp. B. bán công nghiệp. C. chăn thả. D. chuồng trại.
Câu 29. Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản kém phát triển ở khu vực nào sau đây? A. Biển Đỏ. B. ven Địa Trung Hải. C. Nội địa. D. Vịnh Péc-xích.
Câu 30. Nhận định nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp khu vực Tây Nam Á?
A. Năm 2020, chiếm hơn 40% GDP của Tây Nam Á.
B. Dầu khí là ngành then chốt và nhiều đóng góp lớn.
C. Dệt, may ở khu vực này có nguồn nguyên liệu lớn.
D. Công nghiệp thực phẩm phát triển nhiều quốc gia.
2.2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi
câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
Đông Nam Á nằm ở nơi giao nhau của các nền văn hóa lớn, đồng thời là nơi có lịch sử phát triển lâu dài.
a) Đây là nơi tập trung nhiều dân tộc có phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng.
b) Là khu vực có tình hình chính trị bất ổn nhất trên thế giới.
c) Hệ thống giáo dục, y tế phát triển ở mức rất cao.
d) Mức sống của người dân giữa các nước vẫn còn sự chênh lệch khá nhiều.
Câu 2. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
Liên bang Nga, quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, trải dài trên hai lục địa Á-Âu. Với phần
lớn lãnh thổ nằm ở Bắc Á, Nga sở hữu những vùng đất rộng lớn với khí hậu khắc nghiệt, từ những
khu rừng Taiga bao la đến các vùng tundra băng giá. Chính vì vậy, địa lý đã tạo nên những nét đặc
trưng riêng biệt trong văn hóa, lịch sử và kinh tế của đất nước này.
a) Có diện tích lớn nhất thế giới, nằm trên hai châu lục.
b) Trải dài từ đông sang tây, trên 13 múi giờ.
c) Chỉ giáp với Bắc Băng Dương.
d) Thiên nhiên đa dạng, tài nguyên phong phú.
Câu 3. Cho bảng số liệu:


zalo Nhắn tin Zalo