Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Cấu trúc mới 2025 (Đề 3)

33 17 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi Giữa kì 2
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề thi giữa kì 2 Cấu trúc mới môn Lịch sử 10 bộ Chân trời sáng tạo mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(33 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10
* Lưu ý: Áp dụng với các trường thực hiện phân phối tiết dạy: 1 tiết/ tuần (Học kì 2)
* Tỉ lệ chung về mức độ đánh giá: 40% Nhận biết - 30% Thông hiểu - 30% Vận dụng Mức độ đánh giá TN khách quan Tự luận
Nội dung/ đơn vị kiến thức Nhiều lựa chọn Đúng - sai Biế Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD t
Cơ sở hình thành và quá 1/2 1/2
trình phát triển của văn 8 (0,5đ) (2,5đ) minh Đại Việt 2 2
Một số thành tựu của văn 4 6 (4 lệnh - (4 lệnh - minh Đại Việt 0,5đ) 1,5đ) Tổng số câu hỏi 14 0 6 2 1 Tổng số điểm 5,0 2,0 3,0 Tỉ lệ (%) 50% 20% 30%
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO …….
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THPT …………….
Môn: Lịch sử -----ooo----- Lớp: 10
ĐỀ THI SỐ: ….
Thời gian làm bài: 45 phút Đề gồm …. trang
(Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Cho đến nay, quốc hiệu tồn tại lâu dài nhất của Việt Nam là A. Đại Ngu. B. Đại Việt. C. Đại Nam. D. Đại Cồ Việt.
Câu 2. Ở thế kỉ X, văn minh Đại Việt
A. bước đầu được định hình.
B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.
D. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.
Câu 3. Từ thế kỉ XI - XV, văn minh Đại Việt
A. bước đầu được định hình.
B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.
D. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.
Câu 4. Trong các thế kỉ XVI - XVII, văn minh Đại Việt
A. bước đầu được định hình.
B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.
D. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.
Câu 5. Văn minh Đại Việt bộc lộ những dấu hiệu của sự trì trệ và lạc hậu vào thời điểm nào? A. Thế kỉ X. B. Thế kỉ XI - XV. C. Thế kỉ XVI - XVII. D. Thế kỉ XVIII - XIX.
Câu 6. Từ thế kỉ XVI, văn minh Đại Việt có sự tiếp xúc, giao lưu với nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Trung Quốc. B. Văn hóa Ấn Độ.
C. Văn hóa phương Tây. D. Văn hóa Hy Lạp.
Câu 7. Các triều đại phong kiến nào sau đây gắn liền với quá trình định hình của văn minh Đại Việt? A. Ngô, Đinh, Tiền Lê. B. Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
C. Mạc, Lê trung hưng. D. Tây Sơn, Nguyễn.
Câu 8. Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại
Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục?
A. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
B. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
C. Dinh Độc Lập (TP. Hồ Chí Minh).
D. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
Câu 9. Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt là A. Hình thư. B. Hình luật. C. Luật Hồng Đức. D. Luật Gia Long.
Câu 10. Đến thời Lê sơ, Nho giáo
A. được du nhập vào Đại Việt.
B. được nâng lên địa vị độc tôn.
C. bị nhà nước phong kiến kìm hãm.
D. bị nhân dân bài trừ triệt để.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tín ngưỡng bản địa của cư dân Đại Việt? A. Thờ Thành hoàng.
B. Thờ các anh hùng dân tộc. C. Thờ tổ nghề. D. Thờ Thiên Chúa.
Câu 12. Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ nào? A. Chữ Nôm. B. Chữ Kanji. C. Chữ Hangul. D. Chữ La-tinh.
Câu 13. Một trong những tác phẩm văn học chữ Hán tiêu biểu của Trần Quốc Tuấn là A. Chiếu dời đô. B. Hịch tướng sĩ. C. Bình Ngô Đại Cáo. D. Tụng giá hoàn kinh sư.
Câu 14. Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư là những tác phẩm tiêu biểu của A. Đào Duy Từ. B. Trần Khánh Dư. C. Trần Quốc Tuấn. D. Tông Đản.
Câu 15. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của nước ta dưới thời kì văn minh Đại Việt là A. thành nhà Hồ
B. Thánh địa Mỹ Sơn C. Thành Cổ Loa D. dinh Độc lập
Câu 16. Danh y Tuệ Tĩnh là tác giả của bộ sách y dược học nào sau đây? A. Nam dược thần hiệu.
B. Hải thượng y tông tâm lĩnh. C. Bảo anh lương phương. D. Bản thảo cương mục.
Câu 17. Nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động sản xuất thủ công nghiệp của cư dân Đại Việt?
A. Các ngành nghề thủ công nghiệp phong phú, đa dạng.
B. Xuất hiện chuyên môn hóa trong quá trình sản xuất.
C. Tạo ra nhiều mặt hàng phục vụ xuất khẩu có giá trị cao.
D. Có sự hợp tác giữa thủ công nghiệp nhà nước và dân gian.
Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của giáo dục, khoa cử Đại Việt thời phong kiến?
A. Đào tạo ra nhiều nhân tài phục vụ đất nước.
B. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
C. Thúc đẩy sự phát triển của kĩ thuật hiện đại. D. Suy yếu vai trò của triều đình trung ương.
Câu 19. Văn minh Đại Việt có ưu điểm gì?
A. Phát triển rực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. Chứa đựng nhiều yếu tố duy tâm trong đời sống văn hóa tinh thần.
C. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật.
D. Góp phần tạo ra tính năng động, sáng tạo của các cá nhân và xã hội.
Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh Đại Việt?
A. Thể hiện sức sáng tạo, sự lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.
B. Tạo nên sức mạnh dân tộc trọng các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
C. Góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy thành tựu của văn minh Việt cổ.
D. Có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn minh Trung Hoa.
Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 21. Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu.Tháng 3 [năm 1248], [nhà Trần] lệnh các lộ đắp đê phòng lụt, gọi là đê quai vạc, từ đầu nguồn đến
bờ biển, để ngăn nước lũ tràn ngập.
Đặt chức Hà đê chánh phó sứ để quản đốc. Chỗ đắp thì đo xem mất bao nhiêu ruộng đất của dân, theo giá
trả lại tiền. Đắp đê quai vạc là bắt đầu từ đó”.
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, HN, 1998, tr.21)
a) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về một số biện pháp của vương triều nhà Trần nhằm phát triển sản xuất
nông nghiệp và thủ công nghiệp.
b) Hà đê chánh phó sứ dưới thời Trần là một cơ quan chuyên môn giúp nhà vua và triều đình quản lý việc đắp đê phòng lụt.
c) Điểm độc đáo của nhà Trần so với các triều đại phong kiến khác là quan tâm đến công tác đắp đê, trị thủy.
d) Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo nên được nhà nước phong kiến Đại Việt đặc biệt quan tâm phát triển.
Câu 22. Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu. Trong Chiếu dời đô, vua Lý Thái Tổ đã nói rõ dời chuyển kinh đô là một việc trọng đại “không thể
theo ý riêng tự dời” mà để “mưu nghiệp lớn”, “làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới
theo ý dân”. Vua Lý Thái Tổ lúc này đã có một con mắt đại ngàn, một tầm nhìn chiến lược vô cùng hệ trọng
đối với vận mệnh lâu dài của dân tộc là chọn thành Đại La-nơi hội tụ đầy đủ mọi điều kiện về kinh tế, chính
trị và xã hội làm kinh đô của một quốc gia thống nhất và thịnh vượng.”
(Vũ Duy Mền (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 2-Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, NXB Khoa học xã hội, 2017, tr.154)
a) Sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đã quyết định cho dời đô từ vùng núi non hiểm trở về trung tâm đồng bằng.
b) Thành Đại La-vốn là kinh đô của một số triều đại phong kiến độc lập của Việt Nam trước đó, là nơi hội tụ
mọi điều kiện thuận lợi để phát triển trong điều kiện mới.
c) Việc dời đô của Lý Thái Tổ chủ yếu xuất phát từ nhu cầu phòng thủ, bảo vệ đất nước.
d) Việc Lý Công Uẩn rời đô ra Đại La (Hà Nội) đã mở ra thời kì phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt.
PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) Câu 1 (3,0 điểm):
a) Anh/ chị hiểu thế nào về khái niệm văn minh Đại Việt?
b) Trình bày những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt. Theo anh/ chị, cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao?


zalo Nhắn tin Zalo