Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 10 Kết nối tri thức Cấu trúc mới 2025 (Đề 4)

30 15 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi Giữa kì 2
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 10 Kết nối tri thức nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(30 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10
* Lưu ý: Áp dụng với các trường thực hiện phân phối tiết dạy: 2 tiết/ tuần (Học kì 2)
* Tỉ lệ chung về mức độ đánh giá: 40% Nhận biết - 30% Thông hiểu - 30% Vận dụng Mức độ đánh giá TN khách quan Tự luận
Nội dung/ đơn vị kiến thức Nhiều lựa chọn Đúng - sai Biế Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD t
Hành trình phát triển của
văn minh Đông Nam Á thời 4 2 cổ - trung đại
Thành tựu tiêu biểu của văn 1/2 1/2
minh Đông Nam Á thời cổ - 4 2 (2 lệnh - (2 lệnh - trung đại 0,25đ) 0,75đ) Văn minh Văn Lang - Âu 1/2 1/2 3 1 Lạc (0,25đ) (2,75đ) 1/2 1/2 Văn minh Chăm-pa, Văn 3 1 (2 lệnh - (2 lệnh - minh Phù Nam 0,25đ) 0,75đ) Tổng số câu hỏi 14 5 1 2 1 Tổng số điểm 5,0 2,0 3,0 Tỉ lệ (%) 50% 20% 30%
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO …….
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THPT …………….
Môn: Lịch sử -----ooo----- Lớp: 10
ĐỀ THI SỐ: ….
Thời gian làm bài: 45 phút Đề gồm …. trang
(Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Từ những thế kỉ trước Công nguyên đến thế kỉ VII, trên nền tảng của văn hoá bản địa với kĩ nghệ sắt
khá phát triển và những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, tiêu biểu A. Ma-lay-u. B. Đại Việt. C. Lan Xang. D. Xiêm.
Câu 2. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, những quốc gia thống nhất và lớn mạnh đã ra đời ở Đông Nam Á như: A. Đại Việt. B. Phù Nam. C. Thái Lan. D. Đông Ti-mo.
Câu 3. Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á
A. bước đầu hình thành. B. bước đầu phát triển. C. phát triển rực rỡ. D. tiếp tục phát triển.
Câu 4. Sự ra đời của thánh lễ Thiên chúa giáo đầu tiên ở Phi-lip-pin năm 1521 là biểu hiện của sự du nhập
yếu tố văn hóa nào sau đây đến từ phương Tây? A. Tôn giáo B. Chữ viết C. Văn học D. Nghệ thuật
Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Nam Á từ thế kỉ X-XV là
A. ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh Ấn Độ. B. sự tiếp thu có chọn lọc văn minh Trung Hoa.
C. quá trình sáp nhập và hợp nhất các tiểu quốc. D. sự phát triển về kinh tế và ổn định chính trị.
Câu 6. Một trong những yếu tố tác động đến sự khủng hoảng và suy vong của nhiều quốc gia phong kiến
Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là
A. sự du nhập của Thiên Chúa giáo.
B. sự xâm nhập của các nước phương Tây.
C. sự xâm nhập và lan tỏa của Hồi giáo.
D. sự bành trướng và xâm lược của Trung Hoa.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á? A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ các vị thần tự nhiên. C. Thờ thần Shiva. D. Thờ thần động vật.
Câu 8. Người Chăm, người Khơ-me, người Thái, người Môn,… ở Đông Nam Á đã tiếp thu hệ thống chữ viết của A. Trung Quốc. B. Ấn Độ. C. La Mã. D. Hy Lạp.
Câu 9. Một trong những tác phẩm văn học dân gian nổi tiếng của cư dân Lào là A. Truyện Kiều.
B. truyền thuyết Pơ-rắc Thon.
C. sử thi Đẻ đất đẻ nước.
D. thần thoại Pun-hơ Nhan-hơ.
Câu 10. Đền Bô-rô-bu-đua (In-đo-nê-xi-a) được xếp vào loại hình kiến trúc nào dưới đây? A. Kiến trúc dân gian. B. Kiến trúc tôn giáo. C. Kiến trúc cung đình. D. Kiến trúc đô thị.
Câu 11. Loại hình nhà ở nào được coi là biểu tượng văn hoá thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở các
địa hình khác nhau của cư dân Đông Nam Á? A. Nhà mái bằng. B. Nhà sàn. C. Nhà tranh vách đất. D. Nhà trệt.
Câu 12. Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Ngày giổ tổ Hùng Vương của Việt
Nam hàng năm là một biểu hiện của hình thức thức tín ngưỡng nào sau đây? A. Thờ thần động vật. B. Thờ thần tự nhiên. C. Thờ cúng tổ tiên.
D. Tín ngưỡng phồn thực.
Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các phong tục, tập quán của người Việt cổ? A. Thờ thần tài. B. Xăm mình. C. Nhuộm răng đen. D. Ăn trầu.
Câu 14. Văn minh Văn Lang-Âu Lạc được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa nào sau đây? A. Sa Huỳnh. B. Óc Eo. C. Đông Sơn. D. Sơn Vi.
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của cư dân Văn Lang-Âu Lạc?
A. Nguồn lương thực, thực phẩm phong phú, đa dạng
B. Tín ngưỡng sùng bái các lực lượng tự nhiên phổ biến
C. Đi lại chủ yếu bằng đường thủy thông qua thuyền, bè
D. Nhà ở chủ yếu là kiểu nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
Câu 16. Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được gần 300 trống đồng Đông Sơn trên lãnh thổ
Việt Nam. Đó là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của ngành kinh tế nào sau đây dưới thời kì Văn Lang- Âu Lạc? A. Đóng tàu B. Đúc đồng C. Chế tạo máy D. Cơ khí
Câu 17. Văn minh Chăm-pa được hình thành tại khu vực nào của Việt Nam hiện nay? A. Bồng bằng Bắc Bộ. B. Tây Bắc. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ.
Câu 18. Những tôn giáo nào của Ấn Độ được cư dân Chăm-pa sùng mộ? A. Nho giáo và Đạo giáo.
B. Phật giáo và Hồi giáo.
C. Hin-đu giáo và Phật giáo.
D. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng trang phục của cư dân Phù Nam?
A. Mặc áo chui đầu hoặc ở trần.
B. Dùng vải quấn làm váy.
C. Đi dép bằng gỗ cây bao hương.
D. Nhà vua đi dép làm bằng mo cau.
Câu 20. Cư dân Việt cổ, Chăm-pa và Phù Nam đều
A. lấy thương mại đường biển làm nguồn sống chính.
B. sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn.
C. sùng mộ Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.
D. ăn gạo nếp, gạo tẻ; làm nhà sàn từ gỗ.
Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 21. Đọc tư liệu sau đây:
Trả lời: Từ xa xưa, nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước
ở Đông Nam Á. Từ đó, những lễ hội té nước mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống xuất hiện nhằm mục
đích cầu mong mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội té nước còn là nghi
thức đón năm mới ở một số nước Đông Nam Á. Lễ hội ở mỗi đất nước có tên gọi khác nhau (Thinh-an ở Mi-
an-ma, Song-kơ-ran ở Thái Lan, Bun-pi-mây ở Lào, Chôl Chnăm Thmây ở Cam-pu-chia) nhưng được tổ
chức cùng một mốc thời gian với các hoạt động văn hóa đặc sắc và những nghi lễ mang nhiều nét tương đồng”.
a) Lễ hội té nước là một trong những lễ hội đặc sắc của một số quốc gia Đông Nam Á.
b) Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước đóng vai trò chủ đạo là một trong những nguồn gốc sâu xa hình thành
nên lễ hội té nước ở các quốc gia Đông Nam Á.
c) Lễ hội té nước có nhiều tên gọi khác nhau, được tổ chức ở nhiều thời điểm khác nhau ở các nước, thể hiện
tính đa dạng của văn minh Đông Nam Á.
d) Lễ hội té nước cũng đồng thời là nghi thức đón năm mới của tất cả các quốc gia Đông Nam Á.
Câu 22. Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu. Văn hóa Óc Eo chứng tỏ Phù Nam đã có quan hệ giao lưu rộng rãi với thế giới Đông Á, Nam Á và
cả Tây Á, La Mã, trong đó ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ sâu đậm nhất. Trong phổ hệ vua Phù Nam, ngoài Hỗn
Điền trong thời hình thành nhà nước sơ khai, còn có hai vua người Ấn Độ theo Bà La Môn là Thiên Trúc
Chiên Đàn và Kiều Trấn Như….
Văn hóa Phù Nam nổi bật lên tính cách của một nền văn hóa biển và văn hóa thương mại. Nông nghiệp
trồng lúa nước vùng đầm lầy giữ vai trò cung cấp lương thực cho cộng đồng cư dân, vùng núi phía đông bắc
cung cấp lâm thổ sản, nhưng Phù Nam trở nên giàu mạnh là từ kinh tế biển và thương mại”.
(Phan Huy Lê, Lịch sử và văn hóa Việt Nam tiếp cận bộ phận, NXB giáo dục, 2007, tr.193)
a) Hỗn Điền là vị vua duy nhất của Phù Nam là người Ấn Độ.
b) Văn minh Phù Nam là một nền văn minh mang dấu ấn biển sâu sắc.
c) Cư dân Phù Nam đã sớm có quan hệ buôn bán với nhiều nước phương Đông và phương Tây.
d) Các sản phẩm từ nông nghiệp và khai thác lâm thổ sản của cư dân Phù Nam chỉ phục vụ cho nhu cầu của
người dân chứ không buôn bán với bên ngoài.
PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) Câu 1 (3,0 điểm):
a) Vì sao nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là nền văn minh sông Hồng?


zalo Nhắn tin Zalo