Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức (Đề 3)

538 269 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa học kì 2 môn Ngữ Văn 7 bộ Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%

Đánh giá

4.6 / 5(538 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



PHÒNG GD&ĐT HUYỆN
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 7 ĐỀ SỐ 3
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: VE SẦU VÀ KIẾN
Ngày hè đỏ lửa, Ve Sầu đang lười biếng nằm duỗi chân dưới một tán hành
xanh lơ. Thỉnh thoảng lại nhấm nháp một giọt mật ong thượng hạng, lim dim
hưởng thụ cảm giác vương giả, thượng lưu thì bất chợt thấy Kiến thân thể nhớp
nháp mồ hôi thấm đẫm lên tấm áo đen sơn rách hì hục vác một hạt gạo to tướng
trên vai chậm chạp lê bước ngang qua.
Buồn miệng, Ve Sầu cất tiếng:
– Bác Kiến nè, trời nắng vậy mà sao bác không nghỉ tay một chút? Việc gì
mà phải đày đoạ bản thân như vậy.
Chợt nghe thấy tiếng Ve Sầu, Kiến khẽ ngẩng đầu lên, giơ càng quẹt ngang
lau vội một giọt mồ hôi trên trán rồi đáp.
– Bác Ve đó hả? Tôi cũng muốn nghỉ lắm chứ bác nhưng mùa đông sắp đến
rồi. Nếu bây giờ không lo tích trữ dần lương thực thì mùa đông tới mấy đứa nhóc
nhà tôi không biết sống sao nữa?
– Ha ha, Kiến ơi bác lo xa quá giờ mới mùa hè, còn mùa thu nữa, rồi mới
tới mùa đông mà. Bác cứ nghỉ tay, lại đây nếm thử chút mật ong thượng hạng này,
tôi dùng 2 ngày lương thực mới mua được từ Nàng Kiến Chúa xinh đẹp của làng bên đó.
– Cảm ơn bác, – Kiến xua tay – mấy thứ cao cấp đó không hợp với tôi đâu,
thôi trễ rồi tôi đi trước nha bác!


Thấy thế Ve Sầu chép miệng, khẽ lắc đầu, rồi tự nhủ: “Con Kiến này rõ là
lẩm cẩm, hè mà không lo vui chơi, sống cực như vậy thì sống làm gì!”. Thế rồi, Ve
lại lại lười nhác nằm xuống, lim dim hưởng thụ ánh nắng ấm áp của ngày hè.
Thời gian thoi đưa, thu qua rồi đông tới, thoáng chốc ánh nắng bảy màu rực
rỡ của ngày hè đã bị những hạt tuyết màu trắng sữa xua đi, và gió lạnh từ đôi môi
nứt nẻ của nữ thần đông giá đang thổi tới.
Chậm chạp lê bước trên mặt đất xác xơ không một ngọn cỏ, bộ dạng tiều tuỵ
vì đói ăn của Ve Sầu run lên từng chập.
“Đói quá, giá như lúc này có chút gì để nhấm nháp nhỉ?” – Ve Sầu hà hơi,
cố sưởi ấm hai bàn tay giá lạnh. Bất chợt, ve ta bị thu hút bởi một ánh sáng hắt ra
từ một nếp nhà thanh nhã bên đường. Liếc mắt qua khe cửa, ve ta chợt nhận ra
trong đó một gương mặt quen thuộc: Kiến!
Lúc này cả nhà Kiến đang quay quần bên bếp lửa ấm, thức ăn nóng sốt đã
dọn sẵn thừa mứa trên bàn. Bất giác, Ve Sầu chợt thấy chạnh lòng, chép miệng than:
“Biết vậy mình đã tích trữ lương thực từ mùa hè. Biết vậy mình đã không
đổi lương thực lấy mấy giọt mật thượng hạng chết tiệt đó!”.
Tuy nhiên, trên đời vốn không có ai bán loại thuốc chữa bệnh “Hối hận”.
Mặc cho những tiếng than thở, nuối tiếc của Ve thời gian vẫn không quay trở lại,
gió lạnh từng cơn vẫn nổi lên, khiến những giọt nước mắt nóng hổi của Ve như bị đông cứng lại… (Ê-dốp)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận


Câu 2. Câu nào sau đây nêu đúng đặc điểm thể loại của văn bản “Ve Sầu và Kiến”?
A. Là loại truyện các nhà văn viết cho thiếu nhi nhiều nước trên thế giới
B. Là loại truyện lấy loài vật để nói lên bài học đối với con người
C. Là loại truyện ngắn hiện đại được viết nhằm tạo ra tiếng cười cho bạn đọc
D. Là loại truyện dịch do các nhà văn nước ngoài viết về động vật
Câu 3. Câu chuyện trên được kể theo ngôi kể nào? A. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ nhất
C. Ngôi thứ nhất số nhiều D. Ngôi thứ hai
Câu 4. Bài học được gợi ra từ câu chuyện trên là gì?
A. Sống phải biết hưởng thụ
B. Phải biết tiết kiệm dành dụm cho tương lai, phòng khi gặp khó khăn, ốm yếu bệnh tật, tuổi già
C. Phải biết chia sẻ, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn
D. Phải làm việc chăm chỉ để cuộc sống được tốt đẹp hơn
Câu 5. Trong câu chuyện trên, quan niệm sống của Kiến và Ve sầu được bộc lộ
như thế nào qua lời thoại của chúng?
Câu 6. Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho Kiến hay Ve sầu?
Vì sao em khẳng định như vậy?
Câu 7. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu văn “Mặc cho
những tiếng than thở, nuối tiếc của Ve thời gian vẫn không quay trở lại, gió lạnh
từng cơn vẫn nổi lên, khiến những giọt nước mắt nóng hổi của Ve như bị đông cứng lại…”
Câu 8. Em rút ra được bài học gì từ lời than của Ve Sầu: “Biết vậy mình đã tích
trữ lương thực từ mùa hè. Biết vậy mình đã không đổi lương thực lấy mấy giọt mật
thượng hạng chết tiệt đó!”. Giải thích tại sao?


Phần II. Viết (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Mỗi người cần có chính kiến của bản thân trước sự tác động
của thế giới bên ngoài. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Trình bày suy nghĩ
của em bằng một bài văn ngắn. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 C. Tự sự 0,5 điểm
B. Là loại truyện lấy loài vật để nói lên bài học đối với con Câu 2 0,5 điểm người
Câu 3 A. Ngôi thứ ba 0,5 điểm
B. Phải biết tiết kiệm dành dụm cho tương lai, phòng khi gặp Câu 4 0,5 điểm
khó khăn, ốm yếu bệnh tật, tuổi già
HS nêu được quan niệm sống của Kiến và Ve Sầu: - Quan niệm của Kiến:
+ Không ngại vất vả, chăm chỉ lao động.
+ Biết lo xa, biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, sống vì
Câu 5 mọi người (nên biết nhìn xa trông rộng). 1,0 điểm - Quan niệm của Ve Sầu:
+ Không muốn lao động, sợ vất vả.
+ Chỉ biết hưởng thụ trước mắt, chỉ nghĩ đến bản thân (nền tầm nhìn thiển cận).
Câu 6 HS đưa ra ý kiến của mình: 0,5 điểm
- Thiện cảm của người kể chuyện được dành cho Kiến.
- Biểu hiện qua việc miêu tả Ve Sầu như một kẻ vị kỉ, lười
biếng, chỉ biết hưởng thụ, còn Kiến tuy gầy gò, vất vả nhưng
luôn chăm chỉ, cố gắng biết sống vì người người khác, biết lo


zalo Nhắn tin Zalo