PHÒNG GD&ĐT HUYỆN
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 7 ĐỀ SỐ 4
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
1. Tháng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào.
2. Kiến bò từ dưới lên cao, mang theo cơm gạo gây nên mưa rào.
3. Rét tháng ba, bà già chết cóng.
4. Làm ruộng ba năm không bằng chăn tăm một lứa.
5. Tằm đói một bữa bằng người đói nửa năm.
6. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
7. Ăn lấy đời, chơi lấy thời.
8. Ăn cơm với bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với cáy thì ngáy o o.
9. Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
10. Của một đồng, công một nén.
Câu 1. Đâu không phải đặc điểm của các câu tục ngữ trên? A. Thường ngắn gọn
B. Có nhịp điệu, hình ảnh
C. Thường có hai vế trở lên, các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
D. Thường chỉ có một nghĩa duy nhất
Câu 2. Câu tục ngữ 1, 2, 3 thể hiện điều gì?
A. Kinh nghiệm của nhân dân về lao động sản xuất
B. Kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết
C. Kinh nghiệm của nhân dân về con người và xã hội
D. Kinh nghiệm của nhân dân về kinh doanh buôn bán
Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu tục ngữ “Tằm đói một
bữa bằng người đói nửa năm”? A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Nói quá
Câu 4. Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” khuyên chúng ta điều gì?
A. Khuyên chúng ta cần phải có cách cư xử khôn khéo: học cách lịch sự, nhã nhặn
khi ăn uống; học cách giao tiếp; học cách tiết kiệm; biết bao dung
B. Khuyên chúng ta cần phải có cách cư xử khôn khéo: học cách ăn uống đầy đủ;
học cách giao tiếp; học cách tiết kiệm; biết bao dung
C. Khuyên chúng ta cần phải có cách cư xử khôn khéo: học cách ăn uống lịch sự,
nhã nhặn; học cách giao tiếp; học cách tiêu xài; biết bao dung
D. Khuyên chúng ta cần phải có cách cư xử khôn khéo: học cách ăn uống lịch sự,
nhã nhặn; học cách giao tiếp; học cách tiết kiệm; học cách sống cho bản thân mình
Câu 5. Ý nghĩa của câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” là gì?
A. Người biết sống vì người khác, luôn nhường nhịn, giúp đỡ mọi người xung quanh
B. Người tiên phong, luôn nhận phần thua thiệt về mình
C. Người ích kỉ, trước lợi ích thì sốt sắng dành phần, trước khó khăn thì giả vờ để tránh
D. Người ích kỉ, luôn đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Câu 6. Những câu tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về con người và xã hội? A. 3, 4, 7, 8
B. 6, 7, 9, 10 C. 5, 6, 7, 8, 9 D. 6, 7, 8, 9, 10
Câu 7. Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ được sử dụng trong câu tục ngữ nào sau đây?
A. Rét tháng ba, bà già chết cóng
B. Ăn cơm với bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với cáy thì ngáy o o
C. Học ăn, học nói, học gói, học mở
D. Tháng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào
Câu 8. Bài học cuộc sống nào được gợi ra từ câu tục ngữ “Của một đồng, công một nén”?
A. Chúng ta hãy học cách biết ơn và trân trọng những gì người khác làm ra
B. Chúng ta hãy trân trọng những giá trị vật chất do mình làm ra
C. Chúng ta hãy trân trọng những giá trị tinh thần do người khác đem lại
D. Giá trị tinh thần quan trọng hơn giá trị vật chất
Câu 9. Câu tục ngữ nào trong các câu trên gây ấn tượng nhất đối với em? vì sao?
Câu 10. Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn
giá trị đối với con người ngày nay?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực? Hãy trình bày suy nghĩ của
em bằng một bài văn nghị luận. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Câu Đáp án Điểm
Câu 1 D. Thường chỉ có một nghĩa duy nhất 0,5 điểm
Câu 2 B. Kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết 0,5 điểm Câu 3 D. Nói quá 0,5 điểm
A. Khuyên chúng ta cần phải có cách cư xử khôn khéo: học cách
Câu 4 lịch sự, nhã nhặn khi ăn uống; học cách giao tiếp; học cách tiết 0,5 điểm kiệm; biết bao dung
C. Người ích kỉ, trước lợi ích thì sốt sắng dành phần, trước khó Câu 5 0,5 điểm
khăn thì giả vờ để tránh
Câu 6 D. 6, 7, 8, 9, 10 0,5 điểm
Câu 7 B. Ăn cơm với bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với cáy thì ngáy o o 0,5 điểm
A. Chúng ta hãy học cách biết ơn và trân trọng những gì người Câu 8 0,5 điểm khác làm ra
HS nêu được câu tục ngữ gây ấn tượng và giải thích lí do:
- Câu tục ngữ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Câu 9 1,0 điểm
- Câu tục ngữ đưa ra lời khuyên gì?
- Em rút ra được bài học gì từ câu tục ngữ đó?
HS giải thích được giá trị bền vững của các câu tục ngữ:
Các câu tục ngữ vẫn còn giá trị đến ngày nay là bởi vì đó là kinh
Câu nghiệm, kiến thức hết sức quý giá. Cách giáo dục chân thực, hóm 1,0 điểm 10
hỉnh bằng tục ngữ của ông cha ta đã tạo nên đời sống vật chất và tinh thần phong phú.
Phần II. Viết (4,0 điểm) Câu Đáp án Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội 0,25 điểm
Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai được
các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến và nêu bài
học nhận thức, hành động.
Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức (Đề 4)
1.3 K
655 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa học kì 2 môn Ngữ Văn 7 bộ Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 7.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(1309 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)