Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức (Đề 6)

1.2 K 588 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa học kì 2 Ngữ Văn 7 bộ Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1175 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



PHÒNG GD&ĐT HUYỆN
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 7 ĐỀ SỐ 6
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CHUỘT NHÀ VÀ CHUỘT ĐỒNG
Chuột Nhà và Chuột Đồng là bạn thân của nhau. Chuột Đồng sống ở nông
thôn, ngày ngày ra đồng ăn thóc, cuộc sống rất vui vẻ, hạnh phúc. Chuột Nhà sống
trong một hốc tường của một gia đình giàu có ở thành phố. Khi chủ nhà đi vắng,
Chuột Nhà chạy ra trộm thức ăn: nào là đỗ, thóc, pho mát, mật ong,… Cuộc sống
của Chuột Nhà cực kì sung sướng.
Một hôm, Chuột Đồng mời Chuột Nhà đến ăn giỗ. Chuột Nhà diện lễ phục
đến chốn đồng quê dự tiệc. Chuột Đồng mang đại mạch và thóc mà mình dự trữ
được ra đãi khách. Chuột Nhà vừa ăn đại mạch và thóc vừa bảo Chuột Đồng:
– Bạn thân mến ơi, bạn sống như một con kiến tầm thường vậy. Còn chỗ tôi
thì có bao nhiêu là thứ ngon. Bạn hãy lên thành phố hưởng thụ với tôi.
Nghe bùi tai, thế là Chuột Đồng theo Chuột Nhà lên thành phố sinh sống.
Trong bếp nhà chủ của Chuột Nhà, Chuột Đồng thấy có đỗ, thóc, lại còn có cả pho
mát, mật ong,… Nó thèm đến nỗi nước miếng cứ chảy ra ròng ròng.
Không ngờ Chuột Nhà lại có lắm cái ăn như vậy, nó rất ngưỡng mộ Chuột
Nhà. Khi chúng đang chuẩn bị đánh chén thì có tiếng người mở cửa bếp. Chuột Nhà
nhát gan, nghe thấy tiếng động liền ba chân bốn cẳng chui tọt vào hang.
– Chủ nhà đấy! Chạy mau đi!
Cả hai con chuột chạy như bay. Khi xung quanh yên tĩnh trở lại chúng mới
dám chui ra. Vừa định cầm miếng pho mát lên thì lại có người mở cửa tiếp. Chuột
Nhà lại vội vàng trốn vào hang.


– Chủ nhà lại đến kìa, chạy đi!
Chuột Đồng cũng chạy chối chết. Lúc này, Chuột Đồng đói đến mức bụng
kêu òng ọc. Nó run run nói với Chuột Nhà:
– Tạm biệt bạn thân mến! Bạn cứ việc hưởng thụ những thứ ngon lành này
đi, còn tôi không muốn cứ phải nơm nớp lo sợ như thế nữa. Tôi sẽ quay về ăn thóc,
sống một cuộc sống bình thường và yên ổn.
(Câu chuyện Chuột Nhà và Chuột Đồng – Truyện ngụ ngôn Aesop – TheGioiCoTich.Vn)
Câu 1. Truyện ngụ ngôn “Chuột Nhà và Chuột Đồng” đã:
A. So sánh các con vật để nói về sự lựa chọn cuộc sống phù hợp của mỗi người
B. Nhân hóa các con vật để nói về sự lựa chọn cuộc sống phù hợp của mỗi người
C. Ẩn dụ các con vật để nói về sự lựa chọn cuộc sống phù hợp của mỗi người
D. Hoán dụ các con vật để nói về sự lựa chọn cuộc sống phù hợp của mỗi người
Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ nhất số nhiều C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ ba
Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu văn “Nó thèm đến nỗi
nước miếng cứ chảy ra ròng ròng”? A. Nhân hóa B. Nói quá C. Ẩn dụ D. So sánh
Câu 4. Câu nào sau đây thể hiện nội dung bài học của câu chuyện?
A. Bạn thân mến ơi, bạn sống như một con kiến tầm thường vậy
B. Không ngờ Chuột Nhà lại có lắm cái ăn như vậy, nó rất ngưỡng mộ Chuột Nhà


C. Nghe bùi tai, thế là Chuột Đồng theo Chuột Nhà lên thành phố sinh sống
D. Tôi sẽ quay về ăn thóc, sống một cuộc sống bình thường và yên ổn
Câu 5. Hoàn cảnh sống của Chuột Nhà và Chuột Đồng có điểm gì khác nhau? Em
có nhận xét gì về cuộc sống của hai nhân vật đó.
Câu 6. Em hiểu như thế nào về câu nói “bạn sống như một con kiến tầm thường vậy”?
Câu 7. Em sẽ lựa chọn cuộc sống giản dị nhưng tự do như Chuột Đồng hay cuộc
sống giàu sang nhưng nơm nớp lo sợ như Chuột Nhà? Vì sao?
Câu 8. Từ câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Học hỏi là việc làm suốt đời. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm
B. Nhân hóa các con vật để nói về sự lựa chọn cuộc sống phù Câu 1 0,5 điểm hợp của mỗi người
Câu 2 D. Ngôi thứ ba 0,5 điểm Câu 3 B. Nói quá 0,5 điểm
D. Tôi sẽ quay về ăn thóc, sống một cuộc sống bình thường và Câu 4 0,5 điểm yên ổn
HS nêu được hoàn cảnh sống của nhân vật và đưa ra nhận xét:
- Chuột Đồng: sống ở đồng ruộng, ăn thóc, cuộc sống vui vẻ,
hạnh phúc → Cuộc sống bình thường nhưng tự do, vui vẻ, không
Câu 5 phải lo lắng gì,… 1,0 điểm
- Chuột Nhà: sống ở thành phố, trong gia đình giàu có, khi chủ
nhà đi vắng thì ra ăn trộm thức ăn: đỗ, mật ong,… → Cuộc sống
giàu có nhưng lại nơm nớp lo sợ chủ phát hiện.


HS giải thích ý hiểu về câu nói “bạn sống như một con kiến tầm thường vậy”: Câu 6 0,5 điểm
Kiến là con vật nhỏ bé, sống theo đàn. Chuột Nhà coi thường
cuộc sống tầm thường, nghèo khó của Chuột Đồng.
HS đưa ra ý kiến của mình và giải thích phù hợp:
VD: Chọn sống một cuộc sống giản dị nhưng tự do như Chuột Câu 7 1,0 điểm
Đồng vì một cuộc sống giản dị nhưng vui vẻ, hạnh phúc còn hơn
là sung túc, ăn ngon mặc đẹp nhưng luôn phải lo lắng, sợ hãi.
HS rút ra bài học cho bản thân mình:
Bài học rút ra từ câu chuyện Chuột Nhà và Chuột Đồng là trong
Câu 8 cuộc sống chúng ta không nên có tư tưởng đứng núi này trông 0,5 điểm
núi nọ, đừng mơ tưởng đến những vị trí không phù hợp với bản thân.
Phần II. Viết (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội
Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai được 0,25 điểm
các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến và nêu bài
học nhận thức, hành động.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Học hỏi là việc làm suốt đời. 0,25 điểm
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song 3,5 điểm
cần đảm bảo các ý sau: Mở bài:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Học hỏi là việc làm suốt đời.
- Nêu ý kiến của bản thân (tán thành) Thân bài:


zalo Nhắn tin Zalo