ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 SINH HỌC 11 (ĐỀ 3)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Cảm ứng ở động vật là
A. khả năng tiếp nhận và phản ứng lại với các kích thích từ môi trường.
B. khả năng cơ thể động vật tiếp nhận các kích thích từ môi trường.
C. khả năng phản ứng lại với các kích thích từ môi trường của cơ thể động vật.
D. khả năng trả lời lại với các kích thích từ môi trường.
Câu 2: Động vật có hệ thần kinh dạng lưới có cấu tạo tổ chức thần kinh như thể nào?
A. Các tế bào thần kinh nằm rải rác khắp cơ thể và nối với nhau thành một mạng lưới thần kinh.
B. Các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành hạch thần kinh, nối với nhau
bằng các sợi thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh.
C. Các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành hạch thần kinh, não bộ và tủy sống.
D. Các tế bào thần kinh tập trung lại với một số lượng lớn tạo thành một ống
nằm ở mặt lưng của con vật.
Câu 3: Chùy synpapse có đặc điểm nào sau đây?
A. Có chứa các khe synapse.
B. Có chứa bóng synapse và khe synapse.
C. Có bóng synapse chứa các chất trung gian hóa học.
D. Là màng sinh chất của neuron hay của các tế bào cơ quan.
Câu 4: Vành tai và ống tai thuộc phần nào trong cấu tạo của tai? A. Tai ngoài. B. Tai giữa. C. Tai trong. D. Tai trung gian.
Câu 5: Nguyên nhân nào sau đây làm cho xung thần kinh truyền qua synapse
chỉ theo một chiều từ màng trước ra màng sau?
A. Chỉ có chùy synapse có bóng chứa chất trung gian hoá học.
B. Trên màng sau synapse có chứa các enzyme phân giải chất trung gian hoá học.
C. Chỉ có trên màng sau synapse có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 6: Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ chế thu nhận và truyền tín hiệu ánh sáng ở người?
A. Khi truyền đến mắt, giác mạc là bộ phận đầu tiên tiếp nhận ánh sáng.
B. Thụ thể tiếp nhận ánh sáng ở mắt là các tế bào que và tế bào nón.
C. Quá trình thu nhận và truyền tín hiệu ánh sáng được kiểm soát bởi tế bào que và tế bào nón.
D. Xung thần kinh được truyền đến vùng cảm nhận thị giác ở vỏ não qua các sợi thần kinh thị giác.
Câu 7: Trong các bệnh sau đây, có bao nhiêu bệnh liên quan đến hệ thần kinh? (1) Alzheimer. (2) Parkinson. (3) Trầm cảm. (4) Rối loạn cảm giác. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 8: Quen nhờn là hình thức
A. hình thành ở một giai đoạn nhất định trong đời sống của cá thể.
B. học cách giải quyết vấn đề bằng cách quan sát hành vi của các cá thể khác.
C. học tập thông qua việc tạo nên mối liên hệ giữa các kinh nghiệm với nhau.
D. con vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những
kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào.
Câu 9: Vịt con mới nở sẽ đi theo vịt mẹ hoặc chủ lò ấp hoặc vật chuyển động
đầu tiên chúng nhìn thấy. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào ở động vật? A. Quen nhờn. B. In vết.
C. Học nhận biết không gian. D. Học liên hệ.
Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng với tập tính bẩm sinh?
A. Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể.
B. Có thể truyền từ cá thể này sang cá thể khác.
C. Mang tính đặc trưng cho loài.
D. Không giới hạn về mặt số lượng.
Câu 11: Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình học tập ở người?
A. Quá trình học tập ở người được chia thành các giai đoạn: tiếp nhận, xử lí, ghi
nhớ và củng cố thông tin.
B. Nhờ có tư duy, con người có thể sử dụng thông tin đã ghi nhớ trong những
trường hợp cụ thể, đồng thời loại bỏ đi những thông tin đã cũ.
C. Nhờ có quá trình học tập mà con người có thể hình thành được các tập tính
xã hội như các loài động vật khác.
D. Kết quả của giai đoạn tiếp nhận là sự hình thành nhận thức, kĩ năng, thái độ, hành vi,…
Câu 12: Con mèo tăng thêm 0,5 kg là ví dụ về quá trình A. sinh trưởng. B. phát triển. C. cảm ứng. D. sinh sản.
Câu 13: Giới hạn tuổi thọ của một loài được quy định bởi
A. điều kiện môi trường.
B. yếu tố di truyền. C. nguồn thức ăn.
D. nhân tố sinh thái.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây về dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát
triển là không đúng?
A. Sự tăng khối lượng, kích thước, số lượng tế bào dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.
B. Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào giống nhau ở các bộ phận khác nhau.
C. Sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể có thời điểm bắt đầu
và tốc độ khác nhau tuỳ theo từng giai đoạn.
D. Quá trình phát triển được điều hoà bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.
Câu 15: Vị trí của mô phân sinh đỉnh nằm ở
A. đầu ngọn thân, ngọn cành, chồi bên và chóp rễ.
B. phần vỏ và trụ của thân, rễ.
C. vị trí gốc của lóng.
D. lá, hoa và quả của cây.
Câu 16: Hormone ethylene ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của cây?
A. Kích thích sự kéo dài thân.
B. Kích thích sự sinh trưởng kéo dài của thân, lóng.
C. Kích thích sự phân chia tế bào ở chồi.
D. Kích thích sự chín của quả, kích thích sự rụng của lá, quả.
Câu 17: Mỗi loài thực vật ra hoa khi ở độ tuổi nhất định, phụ thuộc vào đặc điểm
A. di truyền của loài đó.
B. nhiệt độ của môi trường.
Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo (Đề 3)
282
141 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 3 đề giữa kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Sinh học 11 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Sinh học lớp 11.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(282 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)