ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 SINH HỌC 11 (ĐỀ 3)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Cảm ứng ở động vật có đặc điểm nào dưới đây? A. Phản ứng chậm.
B. Phản ứng khó nhận thấy.
C. Phản ứng dễ nhận thấy.
D. Hình thức phản ứng kém đa dạng.
Câu 2: Nhóm động vật nào dưới đây có hệ thần kinh dạng ống?
A. Thủy tức, san hô, sứa.
B. Giun đốt, mực, giun tròn.
C. Thủy tức, giun đốt, cá. D. Cá, chim, rắn.
Câu 3: Tủy sống và não bộ thuộc bộ phận nào trong một cung phản xạ?
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích.
B. Đường dẫn truyền li tâm.
C. Bộ phận trung ương.
D. Bộ phận đáp ứng.
Câu 4: Acetylcholinesterase ở màng sau synapse có vai trò nào sau đây?
A. Tổng hợp acetylcholine từ acetate và choline để chuyển vào chuỳ synapse.
B. Phân huỷ acetylcholine thành acetate và choline.
C. Phân huỷ túi chứa chất trung gian hoá học.
D. Tổng hợp thêm các thụ thể tiếp nhận acetylcholine.
Câu 5: Cho các bộ phận sau đây: 1. Cơ ngón tay.
4. Dây thần kinh cảm giác. 2. Tuỷ sống. 5. Thụ thể đau ở da.
3. Dây thần kinh vận động. 6. Não.
Trật tự các bộ phận tham gia vào cung phản xạ co ngón tay khi lỡ tay chạm vào gai nhọn là:
A. 5 → 3 → 6 → 2 → 4 → 1.
B. 5 → 3 → 2 → 4 → 1.
C. 5 → 4 → 6 → 2 → 3 → 1.
D. 5 → 4 → 2 → 3 → 1.
Câu 6: Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi
trường ...(1)..., đảm bảo cho động vật ...(2)....
Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1) và (2) lần lượt là:
A. 1 – trong và ngoài, 2 – phát triển.
B. 1 – trong, 2 – tồn tại và phát triển.
C. 1 – ngoài, 2 – tồn tại và phát triển.
D. 1 – trong và ngoài, 2 – tồn tại và phát triển.
Câu 7: Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống,
gây ra các đáp ứng khác nhau ở các cá thể cùng loài là A. enzyme. B. hormone. C. pheromone.
D. chất dẫn truyền thần kinh.
Câu 8: Ở một số loài chim, chim đực đậu trên cành cây cao và cất tiếng hót
thông báo cho các con chim đực khác cùng loài biết khu vực này đã có chủ. Đây
là dạng tập tính phổ biến nào của động vật?
A. Tập tính kiếm ăn.
B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
C. Tập tính xã hội. D. Tập tính di cư.
Câu 9: Thả một hòn đá nhỏ vào cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai.
Lặp lại hành động thả đá nhiều lần thì rùa không rụt đầu và chân vào mai nữa.
Hình thức học tập nào của động vật được mô tả trong ví dụ trên?
A. Bắt chước. B. Quen nhờn.
C. Học nhận biết không gian. D. Học liên hệ.
Câu 10: Sinh trưởng là
A. quá trình biến đổi về chức năng cơ thể.
B. quá trình biến đổi về cấu trúc của cơ thể.
C. quá trình biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào.
D. quá trình tăng kích thước và khối lượng của cơ thể.
Câu 11: Khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển
thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo ra cá thể mới, già đi rồi chết gọi là
A. sinh trưởng của sinh vật.
B. phát triển của sinh vật.
C. vòng đời của sinh vật.
D. tuổi thọ của sinh vật.
Câu 12: Trong các yếu tố sau đây, có bao nhiêu yếu tố không ảnh hưởng đến tuổi thọ của sinh vật? (1) Di truyền. (4) Chất phóng xạ. (2) Chế độ ăn uống. (5) Khói độc, bụi. (3) Lối sống. (6) Chế độ làm việc. A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 13: Hiện tượng ưu thế đỉnh ở thực vật do hormone nào gây ra? A. Abscisic acid. B. Auxin. C. Cytokinine.
D. Gibberellin.
Câu 14: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm? A. Mô phân sinh bên.
B. Mô phân sinh đỉnh thân.
C. Mô phân sinh lóng.
D. Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 15: Quá trình ra hoa của thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ thấp được gọi là hiện tượng A. quang chu kì. B. quang gián đoạn. C. sốc nhiệt. D. xuân hoá.
Câu 16: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về hormone thực vật?
A. Là các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao, tham gia điều tiết các quá trình
sinh trưởng, phát triển ở thực vật.
B. Dựa vào đặc tính sinh học, hormone thực vật có thể chia thành hai nhóm là:
nhóm kích thích sinh trưởng và nhóm ức chế sinh trưởng.
C. Hormone thực vật được tổng hợp tại những cơ quan, bộ phận nhất định trên
cây và chỉ gây ra ảnh hưởng tại chính các cơ quan, bộ phận đó.
D. Hormone thực vật tham gia điều tiết quá trình phân chia, dãn dài và phân hoá của tế bào.
Câu 17: Nhận định nào sai khi nói về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
A. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tham gia vào sinh trưởng thứ cấp,
trong khi mô phân sinh bên tham gia vào sinh trưởng sơ cấp.
B. Sinh trưởng sơ cấp có ở thân cây còn non, sinh trưởng thứ cấp có ở thân cây trưởng thành.
Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức (Đề 3)
261
131 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 3 đề giữa kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Sinh học 11 Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Sinh học lớp 11.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(261 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)