ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 SINH HỌC 9 (ĐỀ 1)
Câu 1: Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa
A. hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau.
B. hoa đực và hoa cái trên cùng một cây.
C. hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau.
D. hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau.
Câu 2: Về mặt di truyền, giao phối cận huyết dẫn đến kết quả nào sau đây?
A. Giảm tỉ lệ thể dị hợp và tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể.
B. Sự đa dạng về kểu gen trong quần thể.
C. Sự đa dạng về kiểu hình trong quần thể.
D. Làm tăng khả năng xuất hiện đột biến gen.
Câu 3: Tại sao ở một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt và ở động vật
thường xuyên giao phối gần không bị thoái hóa?
A. Vì chúng có những gen đặc biệt có khả năng kìm hãm tác hại của những cặp gen lặn gây hại.
B. Vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng.
C. Vì chúng có những gen gây hại đã làm mất khả năng hình thành hợp tử.
D. Vì chúng là những loài sinh vật đặc biệt không chịu sự chi phối của các qui luật di truyền.
Câu 4: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi thực hiện phép lai giữa
A. các cá thể khác loài.
B. các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
C. các cá thể được sinh ra từ một cặp bố mẹ.
D. hoa đực và hoa cái trên cùng một cây.
Câu 5: Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt phải dùng phương pháp nào sau đây?
A. Cho con lai F1 lai hữu tính với nhau.
B. Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép.
C. Lai phân tích giữa 2 dòng thuần khác nhau.
D. Cho thế hệ F1 lai với P.
Câu 6: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là
A. giới hạn sinh thái.
B. tác động sinh thái.
C. khả năng cơ thể.
D. sức bền của cơ thể.
Câu 7: Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố sinh thái nào sau đây? A. Vô sinh B. Hữu sinh.
C. Vô sinh và hữu sinh.
D. Con người không thuộc nhóm nhân tố nào.
Câu 8: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân
tố sinh thái sau: mức độ ngập nước (1), nhiệt độ không khí (2), kiến (3), ánh sáng
(4), rắn hổ mang (5), cây gỗ (6), gỗ mục (7), sâu ăn lá cây (8). Những nhân tố nào
thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh? A. (1), (2), (4), (7).
B. (1), (2), (4), (5), (6).
C. (1), (2), (5), (6). D. (3), (5), (6), (8).
Câu 9: Cây ưa sáng thường sống nơi nào?
A. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.
B. Nơi có cường độ chiếu sáng yếu. C. Nơi quang đãng. D. Nơi khô hạn.
Câu 10: Phát biểu nào đúng khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống động vật?
A. Cú mèo thuộc nhóm động vật ưa sáng.
B. Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm không ảnh hưởng tới hoạt động của các loài động vật.
C. Nhóm động vật ưa sáng gồm những động vật hoạt động vào ban đêm.
D. Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
Câu 11: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta
trồng xen các loại cây theo trình tự như thế nào?
A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
B. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
C. Trồng đồng thời nhiều loại cây.
D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.
Câu 12: Dựa vào khả năng thích nghi của thực vật với lượng nước trong môi
trường, người ta chia làm hai nhóm thực vật là
A. thực vật ưa nước và thực vật kị nước.
B. thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn.
C. thực vật ở cạn và thực vật kị nước.
D. thực vật ưa ẩm và thực vật kị khô.
Câu 13: Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao
bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày. Những đặc điểm này có tác dụng gì?
A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.
B. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây.
C. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
D. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(1) Không có sinh vật nào có thể chịu được nhiệt độ dưới -20oC và trên 70oC.
(2) Gấu sống ở vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.
(3) Về mùa đông, cây sống ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá.
(4) Con người thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 15: Quan hệ cộng sinh là
A. sinh vật khác loài tranh giành nhau về điều kiện sống.
B. sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại.
C. sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu… từ sinh vật đó.
Đề thi giữa kì 2 Sinh học 9 (Đề 1)
189
95 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Đề thi được cập nhật thêm mới liên tục hàng năm sau mỗi kì thi trên cả nước. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 5 đề giữa kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Sinh học 9 mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Sinh học 9.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(189 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)