ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 SINH HỌC 9 (ĐỀ 2)
Câu 1: Giao phối cận huyết là
A. giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ.
B. giao phối giữa các cá thể có cùng kiểu gen.
C. giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau.
D. giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giữa con cái với bố mẹ chúng.
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không phải của thoái hoá giống?
A. Các cá thể có sức sống kém dần.
B. Sinh trưởng kém, phát triển chậm.
C. Khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường.
D. Nhiều bệnh tật xuất hiện.
Câu 3: Vì sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa
nhưng vẫn được sử dụng trong chọn giống?
A. Để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần.
B. Tạo ra giống mới để góp phần phát triển chăn nuôi và trồng trọt.
C. Là một biện pháp quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi, trồng trọt.
D. Tạo ra nhiều biến dị và tổ hợp đột biến mới.
Câu 4: Ưu thế lai là hiện tượng
A. con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ.
B. con lai có tính chống chịu kém so với bố mẹ.
C. con lai có sức sống cao hơn bố mẹ.
D. con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ.
Câu 5: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây? A. AABbDD × AABbDD.
B. AaBBDD × Aabbdd. C. AAbbDD × aaBBdd. D. aabbdd × aabbdd.
Câu 6: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật
A. không phụ thuộc vào mức độ tác động của chúng.
B. phụ thuộc vào khả năng đột biến của sinh vật.
C. tỉ lệ nghịch vào mức độ tác động của chúng.
D. tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng.
Câu 7: Môi trường là
A. nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật.
B. các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật.
C. các yếu tố về nhiệt độ và độ ẩm.
D. tập hợp các yếu tố bao quanh sinh vật.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các nhân tố sinh thái?
A. Ánh sáng, nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
B. Cây xanh thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.
C. Con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
D. Các nhân tố sinh thái chỉ thay đổi phụ thuộc vào thời gian.
Câu 9: Tuỳ theo khả năng thích nghi của thực vật với nhân tố ánh sáng, người ta
chia thực vật làm 2 nhóm là
A. nhóm kị sáng và nhóm kị bóng.
B. nhóm ưa sáng và nhóm kị bóng.
C. nhóm kị sáng và nhóm ưa bóng.
D. nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng.
Câu 10: Cho các loài động vật sau: cáo, dê, dơi, chồn, cú mèo, trâu, chó, nai.
Những loài động vật thuộc nhóm động vật ưa tối là
A. cáo, chó, cú mèo.
B. cáo, dơi, chồn, cú mèo.
C. cáo, dơi, nai, chồn.
D. cáo, dơi, trâu, dê, nai.
Câu 11: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?
A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.
B. Thằn lằn chui xuống lớp cát để hấp thụ tối đa lượng nhiệt.
C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.
D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.
Câu 12: Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng là
A. cây có phiến lá dày, bản lá hẹp.
B. cây có lá tiêu giảm, biến thành gai.
C. cây có cơ thể mọng nước, lá tiêu biến.
D. cây có phiến lá mỏng, bản lá rộng.
Câu 13: Những cây sống ở vùng nhiệt đới, để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt
độ không khí cao, lá có đặc điểm thích nghi nào sau đây?
A. Bề mặt lá có tầng cutin dầy.
B. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên.
C. Lá tổng hợp chất diệp lục tạo màu xanh cho nó.
D. Lá tăng kích thước và có bản rộng ra.
Câu 14: Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng?
A. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão.
B. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng tự vệ khỏi con người phá hoại.
C. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong
điều kiện khô hạn của sa mạc.
D. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cây hạn chế tác động của ánh sáng.
Câu 15: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm do nguyên nhân nào sau đây?
A. Môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội.
B. Số lượng cá thể tăng quá cao.
C. Con đực tranh giành nhau con cái.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 16: Rận sống bám trên da trâu, bò. Rận với trâu, bò có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây? A. Hội sinh. B. Kí sinh.
C. Sinh vật ăn sinh vật khác. D. Cạnh tranh.
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(1) Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
(2) Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật thuộc mối quan hệ cạnh tranh.
(3) Thực vật sống thành nhóm làm giảm bớt sức thổi của gió, cây ít bị đổ.
Đề thi giữa kì 2 Sinh học 9 (Đề 2)
164
82 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Đề thi được cập nhật thêm mới liên tục hàng năm sau mỗi kì thi trên cả nước. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 5 đề giữa kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Sinh học 9 mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Sinh học 9.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(164 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)