Đề thi Lịch sử 10 Cuối kì 2 Kết nối tri thức cấu trúc mới (Đề 2)

44 22 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Lịch Sử
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 3 đề thi Lịch sử 10 Cuối học kì 2 Kết nối tri thức cấu trúc mới 2025 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%

Đánh giá

4.6 / 5(44 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ BÀI
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 28. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án
Câu 1. Kinh đô của nhà nước Âu Lạc được đặt tại đâu?
A. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
C. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
D. Vùng cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng).
Câu 2. Nội dung nào sau đây là cơ sở kinh tế dẫn đến sự hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Hoạt động thương nghiệp đường biển đặc biệt phát triển
B. Bắt đầu xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội
C. Nhu cầu chống giặc ngoại xâm ngày càng trở nên bức thiết
D. Nông nghiệp trồng lúa nước đạt trình độ phát triển cao
Câu 3. Một trong những biểu hiện chứng tỏ bước phát triển của nước Âu Lạc so với quốc gia Văn Lang là
A. Bộ máy nhà nước được tổ chức hoàn thiện hơn so với thời kì trước
B. Lãnh thổ được mở rộng hơn trên cơ sở thống nhất Âu Việt và Lạc Việt
C. Cải cách đơn vị hành chính theo hướng tập trung, thống nhất, quan liêu
D. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc trước sự xâm lược của quân Nam Hán
Câu 4. Một trong những nét độc đáo trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là
A. chữ viết thể hiện tính bác học, uyên thâm B. sùng bái núi thiêng và nàng công chúa rắn
C. thịnh hành tục thờ Mẫu và thờ cúng tổ tiên D. tục lệ chôn người chết trong các mộ chum.
Câu 5. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở tiếp thu
A. chữ Hán của Trung Quốc.
B. chữ Phạn của Ấn Độ.
C. chữ Nôm của Đại Việt. D. chữ La-tinh của La Mã.
Câu 6. Nội dung nào sau đây là cơ sở xã hội dẫn đến sự hình thành nền văn minh Chăm - pa?
A. Xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp trong xã hội
B. Nhu cầu xâm lược, mở rộng lãnh thổ trở nên bức thiết
C. Hoạt động thủ công nghiệp đạt trình độ phát triển cao
D. Công cụ lao động bằng kim khí được sử dụng phổ biến
Câu 7. Loại hình nhà ở phổ biến của cư dân Phù Nam là A. nhà tranh vách đất.
B. nhà sàn dựng bằng gỗ.
C. nhà trệt xây bằng gạch.
D. nhà mái bằng xây bằng gạch.


Câu 8. Nội dung nào sau đây là một trong những cơ sở dẫn đến sự hình thành và phát triển của văn minh Phù Nam?
A. Mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ
B. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ
C. Nhu cầu đoàn kết chống xâm lược từ Trung Quốc
D. Nền văn hóa Sa Huỳnh phát triển đến cực thịnh
Câu 9. Văn minh Đại Việt còn được gọi là A. văn minh sông Hồng. B. văn minh Việt cổ. C. văn minh Thăng Long. D. văn minh sông Mã.
Câu 10. Từ thế kỉ XI - XV, văn minh Đại Việt
A. bước đầu được định hình.
B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.
D. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.
Câu 11. Năm 1230, vua Trần Thái Tông đã cho soạn bộ luật nào? A. Hình thư. B. Hình luật. C. Luật Hồng Đức. D. Luật Gia Long.
Câu 12. Ở Đại Việt, thời phát triển, tư tưởng nào được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá
con người và các hoạt động xã hội?
A. Yêu nước, thương dân. B. Yêu chuộng hòa bình. C. Tương thân tương ái. D. Nhân nghĩa, đoàn kết.
Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tín ngưỡng bản địa của cư dân Đại Việt? A. Thờ Thành hoàng.
B. Thờ các anh hùng dân tộc. C. Thờ tổ nghề. D. Thờ Thiên Chúa.
Câu 14. Trịnh Hoài Đức là tác giả của bộ sách địa lí nào sau đây? A. Dư địa chí. B. Hồng Đức bản đồ. C. Phủ Biên tạp lục.
D. Gia Định thành thông chí.
Câu 15. Văn minh Đại Việt có ưu điểm gì?
A. Phát triển rực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. Chứa đựng nhiều yếu tố duy tâm trong đời sống văn hóa tinh thần.
C. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật.
D. Góp phần tạo ra tính năng động, sáng tạo của các cá nhân và xã hội.
Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những hạn chế của nền văn minh Đại Việt?
A. Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.
B. Các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn kém phát triển.


C. Góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình.
D. Đời sống tinh thần cư dân còn nhiều yếu tố tâm linh.
Câu 17. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của giáo dục, khoa cử nước ta thời phong kiến?
A. Đào tạo ra nhiều nhân tài phục vụ đất nước B. Trực tiếp thúc đẩy nông nghiệp phát triển
C. Thúc đẩy sự phát triển của kĩ thuật hiện đại D. Tăng cường vai trò của triều đình
Câu 18. Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào mấy nhóm ngữ hệ? A. 5 nhóm ngữ hệ. B. 6 nhóm ngữ hệ. C. 7 nhóm ngữ hệ. D. 8 nhóm ngữ hệ.
Câu 19. Đồ ăn, thức uống cơ bản của người Kinh ở miền Bắc là A. cơm tẻ, nước chè.
B. mèn mén, rượu cần. C. cơm nếp, nước vối. D. xôi, ngô, rượu đoác.
Câu 20. Tín ngưỡng quan trọng nhất của người Kinh là
A. tín ngưỡng phồn thực.
B. thờ các thần tự nhiên. C. thờ tổ nghề. D. thờ cúng tổ tiên.
Câu 21. Bốn màu sắc chủ đạo trên trang phục của người Hmông là A. lục, lam, chàm, tím. B. đen, trắng, đỏ, xanh. C. trắng, đỏ, cam, tím. D. xanh, đỏ, tím, vàng.
Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các nghề thủ công đối với đời sống
kinh tế - xã hội của người Việt?
A. Đáp ứng nhu cầu của người dân.
B. Tạo ra nguồn hàng hóa xuất khẩu.
C. Đem lại việc làm cho người dân.
D. Là động lực chính phát triển kinh tế.
Câu 23. Khái niệm “dân tộc” trong tiếng Việt hiện nay được sử dụng theo những nghĩa nào?
A. Dân tộc - quốc gia và dân tộc - tộc người. B. Dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
C. Dân tộc miền núi và dân tộc đồng bằng.
D. Dân tộc - tộc người và dân tộc - ngữ hệ.
Câu 24. Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng về sản xuất nông nghiệp của người Kinh và
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?
A. Canh tác lúa và các cây lương thực.
B. Chủ yếu canh tác ở nương rẫy.
C. Canh tác lúa bằng ruộng bậc thang.
D. Chủ yếu canh tác ở đồng bằng.
Câu 25. Mặt trận dân tộc nào dưới đây được thành lập ở Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. Mặt trận thống nhất nhân chủ Đông Dương.


Câu 26. Nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ giữa các dân tộc - tộc người trong quá
trình phát triển đất nước Việt Nam là gì?
A. “Các dân tộc giữ gìn bản văn hóa sắc riêng”.
B. “Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa”.
C. “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.
D. “Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách”.
Câu 27. Nhân tố nào quyết định mọi thắng lợi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập
dân tộc của nhân dân Việt Nam?
A. Vũ khí tốt, thành lũy kiên cố.
B. Phương tiện chiến đấu hiện đại.
C. Lòng yêu nước, đoàn kết toàn dân.
D. Sự ủng hộ, giúp đỡ của bên ngoài.
Câu 28. Nghị định 57/2007/NĐ - CP về chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với học
sinh dân tộc thiểu số là biểu hiện cụ thể của chính sách dân tộc trên lĩnh vực nào? A. Kinh tế. B. Giáo dục. C. Quốc phòng. D. Y tế.
PHẦN 2. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (1,0 điểm):
Đọc đoạn tư liệu sau và thực hiện yêu cầu:
Tư liệu. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk
Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của di sản văn hóa quý giá và đặc sắc này là 17 dân tộc thiểu
số thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á (Austro-Asian) và Nam đảo (Austronesian) sống trên khu vực cao
nguyên trung bộ của Việt Nam…Tín ngưỡng chủ đạo của cư dân nơi đây xuất phát từ tục thờ cúng tổ
tiên, shaman giáo và thờ cúng vật linh. Gắn bó mật thiết với cuộc sống hằng ngày của cư dân và chu kỳ
các mùa trong năm, những tín ngưỡng này hình thành nên một thế giới thần bí, nơi mà những chiếc
cồng chiêng là chiếc cầu nối thông linh giữa con người, thần linh và thế giới siêu nhiên. Chứa đựng bên
trong mỗi chiếc chiêng, chiếc cồng là một vị thần. "Cồng chiêng càng già thì thần linh càng mạnh và
càng thiêng". Hầu như nhà nào cũng có cồng chiêng, thậm chí có gia đình có tới vài bộ. Điều này thể
hiện sự giàu có và quyền thế, đồng thời cũng là vật che chắn, bảo vệ cho gia đình.
Bao ngàn đời nay, cồng chiêng gắn với Tây Nguyên như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời
mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ
sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả, v.v. cho đến lễ cúng máng nước,
mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà rông mới, v.v.
(Tô Ngọc Thanh, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, http://dsvh.gov.vn/)
Yêu cầu: Xác định tính đúng (ghi Đ)/ sai (ghi S) của các nhận định sau: Câu
Nội dung câu lựa chọn Đúng Sai


zalo Nhắn tin Zalo