Trắc nghiệm Lịch sử 10 Đúng-Sai (form 2025)

705 353 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều
Dạng: Trắc nghiệm
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ Trắc nghiệm Lịch sử 10 Đúng-Sai (form 2025) dùng chung cho cả 3 sách mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(705 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



BÀI 1 - HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến lịch sử được con người nhận thức có sự khác nhau?
A. Hiện thực lịch sử
B. Mục đích nghiên cứu
C. Phương pháp nghiên cứu
D. Nguồn sử liệu
Câu 2. Đâu là đối tượng nghiên cứu của Sử học?
A. Sự sống của các sinh vật trên Trái Đất.
B. Toàn bộ quá khứ của loài người.
C. Quá trình hình thành của Trái Đất
D. Lịch sử ra đời của máy tính điện tử.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không đúng về khái niệm lịch sử?
A. Những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
B. Những nhận thức, hiểu biết của con người về quá khứ.
C. Sự tưởng tượng của con người về xã hội tương lai.
D. Khoa học nghiên cứu về sự tương tác của con người với xã hội.
Câu 4. Hai câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là của ai? A. Hồ Chí Minh B. Võ Nguyên Giáp C. Phan Bội Châu D. Lương Văn Can
Câu 5. “Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều
lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan”. Đây là câu nói của ai? A. Võ Nguyên Giáp B. Phan Bội Châu C. Hồ Chí Minh

D. Lương Văn Can
Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về lịch sử được con người nhận thức?
A. Những tưởng tượng của con người về xã hội tương lai
B. Những hiện vật, di tích lịch sử được con người phát hiện
C. Những suy nghĩ và hiểu biết của con người về quá khứ.
D. Những sự kiện xảy ra trong quá khứ, tồn tại khách quan.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của hiện thực lịch sử?
A. Có tính duy nhất và không thể thay đổi được.
B. Không phụ thuộc vào ý muốn của con người
C. Có trước lịch sử được con người nhận thức
D. Được trình bày theo nhiều cách khác nhau.
Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm khác biệt của lịch sử được con người nhận
thức so với hiện thực lịch sử?
A. Được tái hiện duy nhất thông qua các bản ghi chép
B. Không chịu sự chi phối của mục đích nghiên cứu
C. Có tính đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian
D. Không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan con người
Câu 9. Tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là
A. khám phá lịch sử.
B. nhận thức lịch sử.
C. hiện thực lịch sử.
D. tư duy lịch sử.
Câu 10. Hiện thực lịch sử là tất cả những
A. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, độc lập.
B. hiện tượng siêu nhiên tác động đến tiến trình phát triển loài người.
C. nhân vật trong quá khứ có đóng góp cho sự phát triển của nhân loại.


D. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn của con người.
Câu 11. Câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rông cho thấy sử học có chức năng gì?
A. Chức năng xã hội và chức năng giao tiếp
B. Chức năng khoa học và chức năng xã hội.
C. Chức năng giáo dục và chức năng dự báo.
D. Chức năng quản lí và chức năng khoa học.
Câu 12. Ngày 2-9-1945 , tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản
Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện này là kết quả
của Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình.
Đoạn tư liệu phản ảnh nội dung nào của khái niệm lịch sử?
A. Tất cả những trí thức về quy luật lịch sử được đúc kết lại.
B. Tư liệu gốc phục vụ việc nghiên cứu và học tập lịch sử.
C. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
D. Tất cả những tri thức về lịch sử đã được nhận thức lại.
Câu 13. Sử học có những nhiệm vụ nào?
A. Khôi phục hiện thực lịch sử.
B. Dự đoán, dự báo tương lai.
C. Cung cấp tri thức khoa học.
D. Phục vụ cuộc sống con người.
Câu 14. Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ những hoạt động của con người
A. sẽ xảy ra ở tương lai.
B. đang diễn ra ở hiện tại.
C. đã diễn ra trong quá khứ.
D. đã và đang diễn ra.
Câu 15. Tại sao giữa hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức luôn có khoảng cách?
A. Con người không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử.
B. Mất quá nhiều thời gian để thực hiện việc nghiên cứu.


C. Không ai muốn nhớ lại quá khứ đầy rẫy sự đau thương.
D. Tốn nhiều vật chất tiền bạc, công sức cho việc nghiên cứu.
Câu 16. Em hãy nêu khái niệm của Sử học?
A. Là khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.
B. Là tất cả những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại.
C. Là khoa học dự đoán những gì xảy ra trong tương lai.
D. Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Câu 17. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hiện thực lịch sử?
A. Những câu chuyện kể hoặc tác phẩm ghi chép về lịch sử.
B. Những nhận thức và hiểu biết của con người về quá khứ.
C. Ngành khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.
D. Những sự kiện xảy ra trong quá khứ, tồn tại khách quan.
Câu 18. Vì sao con người không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử đúng như nó xảy ra?
A. Phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử.
B. Phụ thuộc vào thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu.
C. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
D. Phụ thuộc vào điều kiện và phương pháp tìm hiểu lịch sử.
Câu 19. Một trong những chức năng quan trọng của Sử học là
A. khôi phục hiện thực lịch sử.
B. thúc đẩy xu thế hội nhập quốc tế.
C. thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.
D. tìm hiểu quá trình biến đổi tự nhiên.
Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về đối tượng nghiên cứu của Sử học?
A. Toàn bộ những hoạt động của con người diễn ra trong quá khứ
B. Toàn bộ những hoạt động của con người từ thời cổ đại đến cận đại.
C. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị, quân sự.
D. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay.
Câu 21. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Sử học là


zalo Nhắn tin Zalo