Đề thi thử tốt nghiệp Lịch sử Sở GD&ĐT Bắc Ninh lần 1 năm 2024

229 115 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Lịch Sử
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 22 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Lịch sử (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    28.2 K 14.1 K lượt tải
    400.000 ₫
    400.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(229 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO BẮC
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 NINH (LẦN 1) Môn thi: LỊCH SỬ
(Đề thi có ___ trang)
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề
Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Mã đề thi:……
Số báo danh: ......................................................................... 1
Câu 1: Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 của quân dân Việt Nam không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Việt Nam giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
B. Chứng minh sự đúng đẳn của đường lối kháng chiến do Đảng đề ra.
C. Làm phá sản chiến lược chiến tranh “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.
D. Đưa cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới.
Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được
thành lập trong phong trào cách mạng nào của nhân dân Việt Nam?
A. Phong trào dân tộc dân chủ 1925-1930.
B. Phong trào cách mạng 1930-1931.
C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925.
D. Phong trào dân chủ 1936 - 1939.
Câu 3: Trong phong trào cách mạng 1930-1931 của nhân dân Việt Nam, các Xô viết đã được thành
lập ở địa phương nào sau đây? A. Hà Nội. B. Hà Tĩnh. C. Tuyên Quang. D. Cao Bằng.
Câu 4: Từ năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hoá”
nhằm mục đích nào sau đây?
A. Lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa.
B. Tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh.
C. Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
D. Tuyên truyền tư tưởng dân chủ tư sản.
Câu 5: Sau khi Liên Xô tan rã, quốc gia nào đã kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc? A. Ấn Độ. B. Liên bang Nga. C. Cuba. D. Philippin.


Câu 6: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) đưa tới
sự ra đời của lực lượng xã hội mới nào? A. Nông dân. B. Phú nông. C. Công nhân. D. Địa chủ.
Câu 7: Phong trào dân chủ (1936 - 1939) của nhân dân Việt Nam diễn ra trong điều kiện thuận lợi nào sau đây?
A. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng đồng minh.
B. Chính phủ Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
C. Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương.
D. Ở Đông Dương có nhiều đảng phái hoạt động.
Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở châu Á phải đấu tranh chống thực dân Anh để giành độc lập? A. Nam Phi. B. Ấn Độ. C. Xu-đăng. D. Ma-rốc.
Câu 9: Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) đã quyết định xuất bản tờ báo nào? A. Báo Nhân dân. B. Báo Đỏ. C. Báo Búa liềm. D. Báo Thanh niên.
Câu 10: Xu thế toàn cầu hoá dẫn đến hệ quả tiêu cực nào sau đây?
A. Giải quyết được triệt để bất công xã hội.
B. Hạn chế sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế.
C. Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
D. Kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển.
Câu 11: Tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga thông qua
A. Chính sách Cộng sản thời chiến.
B. quyết định lập Chính quyền Xô viết.
C. Chính sách kinh tế mới.
D. Luận cương tháng Tư.
Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP) là
một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của A. Nhật Bản. B. Liên Xô. C. Mĩ. D. Trung Quốc.
Câu 13: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bùng nổ xuất phát từ một trong các nguyên nhân nào sau đây?
A. Thái độ chống phát xít của Nhà nước Liên Xô.
B. Chính sách nhượng bộ phát xít của Anh, Pháp.
C. Mâu thuẫn giữa Đức và Nhật trở nên gay gắt.
D. Sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ.
Câu 14: Trong những năm 1927-1930, Việt Nam Quốc dân đảng có hoạt động nào sau đây?


A. Chống phát xít Nhật.
B. Xuất bản báo Búa liềm.
C. Thành lập chi bộ cộng sản.
D. Tổ chức ám sát Badanh.
Câu 15: Chỉ một tuần sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Chính phủ lâm thời công bố
A. danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến. B. thành lập Vệ quốc đoàn.
C. cho lưu hành tiền Việt Nam mới.
D. lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.
Câu 16: Hành động nào chứng tỏ Mĩ tìm cách lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh chính trị,
quân sự chống lại Liên Xô và Đông Âu?
A. Thực hiện kế hoạch Mác-san.
B. Triển khai chiến lược Cam kết và mở rộng.
C. Tham gia Định ước Hen-xin-ki.
D. Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế.
Câu 17: Trong giai đoạn 1939-1945, thực dân Pháp thực hiện chính sách nào sau đây ở Đông Dương?
A. Hợp tác toàn diện. B. Cải cách mở cửa.
C. Kinh tế chỉ huy.
D. Phát triển du lịch.
Câu 18: Một trong những lực lượng tham cuộc tấn công của thực dân Pháp lên Việt Bắc năm 1947 là
A. Quân đội Sài Gòn. B. Tượng binh. C. quân dù. D. kị binh.
Câu 19: Chiến thắng quân sự nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự Nava của Pháp?
A. Điện Biên Phủ. B. Biên giới. C. Bình Giã. D. Vạn Tường.
Câu 20: Nội dung nào sau đây là nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ
những năm 40 của thế kỉ XX?
A. Những đòi hỏi của sản xuất.
B. Trật tự Ianta được xác lập.
C. Trật tự đa cực thiết lập.
D. Chiến tranh lạnh chấm dứt.
Câu 21: Chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN lấy chỗ dựa là
A. viện trợ của Mĩ.
B. thị trường trong nước.
C. thị trường Nhật Bản.
D. đơn đặt hàng của EU.
Câu 22: Từ sau năm 1975, cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi nhằm vào một trong những mục tiêu nào?
A. Đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Chống chủ nghĩa thực dân mới.
C. Chống chế độ độc tài quân sự.
D. Giành quyền sống của con người.


Câu 23: Quân đội của nước nào có mặt ở Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12- 1946? A. Mĩ. B. Anh. C. Đức. D. Hà Lan.
Câu 24: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) xác định lãnh
đạo cách mạng là giai cấp nào? A. Địa chủ. B. Tư sản. C. Công nhân. D. Nông dân.
Câu 25: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) ở Đông Dương, thực dân Pháp tập
trung đầu tư vào lĩnh vực nào sau đây?
A. Điện hạt nhân.
B. Công nghiệp vũ trụ. C. Chế tạo máy. D. Khai thác mỏ.
Câu 26: (Một trong những trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là A. Thái Lan. B. Ma Cao. C. Hồng Công. D. Tây Âu.
Câu 27: Chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
A. Cải cách của vua Ra-ma V (Xiêm).
B. Cách mạng Nga 1905 - 1907.
C. Duy tân Minh Trị (Nhật Bản).
D. Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc).
Câu 28: Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3-1945) của Ban Thường vụ
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là A. thực dân Anh.
B. thực dân Hà Lan. C. phát xít Nhật. D. đế quốc Mĩ.
Câu 29: Trong cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc không có cơ quan nào? A. Ban thư kí.
B. Hội đồng Bảo an. C. Ủy ban châu Âu.
D. Đại hội đồng.
Câu 30: Trong phong trào dân tộc dân chủ những năm 1919-1925, giai cấp tư sản Việt Nam có hoạt động nào sau đây?
A. Tổ chức khởi nghĩa Yên Bái.
B. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.
C. Thành lập các căn cứ du kích.
D. Tiến hành khởi nghĩa từng phần.
Câu 31: Thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) ở Việt Nam cho thấy hậu
phương của chiến tranh nhân dân
A. luôn đứng phía sau tiền tuyến, đảm bảo chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến.
B. giúp quân đội Việt Nam kết hợp hiệu quả và sáng tạo các phương thức tác chiến.
C. gồm hậu phương quốc tế, là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng.
D. được tạo ra từ sức mạnh tổng hợp, trong đó quân sự là yếu tố tiên quyết.


zalo Nhắn tin Zalo