Đề thi thử tốt nghiệp Lịch sử trường THPT Hậu Lộc 3 năm 2024

187 94 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Lịch Sử
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Lịch sử (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    28.1 K 14.1 K lượt tải
    400.000 ₫
    400.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(187 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 LẦN 2
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3
NĂM HỌC 2023-2024 MÔN : LỊCH SỬ
( Đề thi có 05 trang)
Thời gian 50 phút ( không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..........................................Số báo danh:...........................................................
Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước ở khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống
A. diệt chủng Pôn pốt. B. thực dân Bồ Đào Nha.
C. chế độ phân biệt chủng tộc. D. chế độ độc tài thân Mĩ.
Câu 2: Nội dung nào phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946?
A. Nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Giáng một đòn vào âm mưu xuyên tạc, chia rẽ của kẻ thù.
C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. Đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Câu 3: Phong trào Cần Vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là phong trào
A. dân tộc dân chủ công khai, có quy mô rộng lớn, hình thức phong phú, quyết liệt.
B. đấu tranh chống Pháp theo khuynh hướng dân chủ tư sản, có tính dân tộc.
C. chống phong kiến điển hình, mang đậm tính dân tộc dân chủ nhân dân.
D. yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
Câu 4: Trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX, những hoạt động của tổ
chức Duy Tân (1904-1908) gắn liền với tên tuổi của
A. Tôn Thất Thuyết. B. Phan Châu Trinh. C. Vua Hàm Nghi. D. Phan Bội Châu.
Câu 5: Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (3-1947) đã khẳng định
A. sự tồn tại của Liên bang Xô viết là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ.
B. phải bao vây kinh tế, cô lập chính trị các nước xã hội chủ nghĩa.
C. cần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
D. thành lập một liên minh chính trị quân sự mang tính chất phòng thủ.
Câu 6: “Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ, Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa...”
Hai câu thơ trên nhắc đến hiện tượng gì trong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975
A. Kháng chiến chống Mĩ trên cả nước B. Nơi tập kết chuyển quân
C. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước D. Đất nước bị chia cắt thành hai miền
Câu 7: Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được triển khai
thông qua những kế hoạch nào?
A. Rơ-ve. B. Na-va.
C. Đánh nhanh thắng nhanh. D. Xtalây- Taylo và Giônxơn- Mác Namara
Câu 8: Nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?
A. Lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.
B. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
C. Phát huy truyền thống tự lực.
D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào.

Trang 1/7 - Mã đề thi 132

Câu 9: Mặt trận giữ vai trò chuẩn bị trực tiếp, quyết định cho Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là
A. Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Câu 10: Hình thức đấu tranh trong cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là gì?
A. Khởi nghĩa vũ trang. B. Biểu tình đi đến khởi nghĩa vũ trang.
C. Hòa bình đến khởi nghĩa vũ trang. D. Chính trị đi đến khởi nghĩa vũ trang.
Câu 11: Điểm khác biệt lớn nhất giữa chiến lược “chiến tranh cục bộ” và” chiến tranh đặc biệt” là
A. Được tiến hành bằng quân đội Sài gòn, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân Mĩ.
B. Được tiến hành bằng quân Mĩ , trang bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh hiện đại.
C. Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn với vũ khí , trang bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh của Mĩ
D. Được tiến hành bằng quân Mĩ , quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
Câu 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 trong bối cảnh
A. trật tự hai cực Ianta đã sụp đổ hoàn toàn.
B. Việt Nam đã kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mĩ.
C. khối thị trường chung châu Âu đang có nhiều khởi sắc.
D. Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Câu 13: Tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định mở chiến
dịch nào để tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Đông Dương?
A. Chiến dịch Tây Nguyên. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh. D. Chiến dịch Khe Sanh.
Câu 14: Năm 1973, thắng lợi ngoại giao nào sau đây buộc Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ
bản của nhân dân Việt Nam?
A. Hiệp định Giơnevo.
B. Hiệp định Viên Chăn.
C. Hiệp định Pari.
D. Hiệp định Sơ bộ.
Câu 15: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 -1929) thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào nông nghiệp, vì
A. có nguồn nhân công dồi dào.
B. vốn đầu tư ít, đem lại lợi nhuận cao.
C. Việt Nam có nhiều đồng bằng rộng lớn
D. điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển nông nghiệp.
Câu 16: “Vô sản hóa” (1928) là chủ trương của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đưa hội viên
A. vào nhà máy, đồn điền để lao động, sinh hoạt, tuyên truyền cách mạng.
B. về nước để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào phong trào công nhân.
C. vào nhà máy, đồn điền để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với công nhân.
D. về nông thôn làm việc trong các đồn điền nhằm tuyên truyền cách mạng.
Câu 17: Tình hình Việt Nam từ năm 9-1940 đến trước ngày 9-3-1945 có đặc điểm gì nổi bật?
A. Pháp - Nhật câu kết với nhau để thống trị, bóc lột nhân dân Việt Nam
B. Chiến tranh Pháp - Nhật ở Đông Dương
C. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố đẫm máu phong trào cách mạng Việt Nam
D. Đông Dương trở thành thị trường độc chiếm của phát xít Nhật
Câu 18: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 - 1951) có ý nghĩa là
A. Đại hội kháng chiến toàn dân. B. Đại hội xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
C. Đại hội kháng chiến thắng lợi. D. Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 19: Ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975, nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam là
A. bảo vệ biên giới phía Bắc. B. tiến nhanh, mạnh lên chủ nghĩa xã hội.

Trang 2/7 - Mã đề thi 132

C. phát triển kinh tế, đẩy mạnh hội nhập. D. có một chính phủ thống nhất.
Câu 20: Ở Việt Nam, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 được mở đầu bằng chiến dịch
A. Việt Bắc B. Biên Giới C. Tây Nguyên. D. Điện Biên Phủ .
Câu 21: Sự kiện nào đã mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người trong thế kỉ XX?
A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
B. Mĩ chế tạo thành công máy bay
C. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ
D. Mĩ đưa con người đặt chân lên mặt trăng
Câu 22: Sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX không chịu tác động của
A. sự cải thiện quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ.
B. yêu cầu hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu.
C. sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa.
D. những bất lợi do tình trạng đối đầu giữa hai phe.
Câu 23: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
B. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
D. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ.
Câu 24: Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng vì một
trong những lí do nào sau đây?
A. Quần chúng hăng hái tham gia cách mạng. B. Lượng lượng vũ trang phát triển lớn mạnh.
C. Các đội quân giải phóng đã được thành lập D. Nhiều căn cứ du kích đã được xây dựng.
Câu 25: “Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa, đem gạo đó để cứu dân nghèo”,
đây là khẩu hiệu của phong trào
A. “Tuần lễ vàng”. B. lập “Hũ gạo cứu đói”.
C. phát động thực hành tiết kiệm. D. kêu gọi sự ủng hộ quốc tế.
Câu 26: Nội dung nào dưới đây không phải là thủ đoạn của Mĩ khi thực hiện chiến lược Chiến tranh
cục bộ ở miền Nam Việt Nam?
A. Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “binh định”.
B. Mở rộng chiến tranh ra toàn khu vực Đông Nam Á.
C. Sử dụng phương tiện chiến tranh hiện đại.
D. Đưa quân viễn chinh vào tham chiến trực tiếp.
Câu 27: Chính sách đối ngoại nào của Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng tiêu
cực đến cách mạng Việt Nam?
A. Thành lập ASEAN. B. Tìm cách quay lại thuộc địa cũ.
C. Thực hiện chiến lược cam kết và mở rộng D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Câu 28: Nội dung nào không phản ánh điểm tương đồng của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Hợp tác giữa các quốc gia có cùng một thể chế chính trị.
B. Sự hợp tác giữa các nước thành viên diễn ra trên nhiều lĩnh vực.
C. Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng phát triển.
D. Liên kết để hạn chế ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài.
Câu 29: Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chỉ được thông qua với điều kiện nào?
A. Quyết định của Tổng Thư kí. B. Sự đồng ý của 2/3 thành viên Đại hội đồng.
C. Sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực. D. Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bảo an.

Trang 3/7 - Mã đề thi 132

Câu 30: Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Tây Nguyên. B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng .
C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh .
Câu 31 : Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1929) đã phản ánh nội dung nào?
A. Mốc đánh dấu chấm dứt sự khủng hoảng về con đường cứu nước.
B. Giai cấp công nhân Việt Nam được chuyển sang tự giác hoàn toàn.
C Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. Xu thế của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản.
Câu 32 : Năm 1943, Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng lập ra 19 ban “Xung phong Nam
tiến” để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai và
A. phát triển lực lương ở các đô thị phía Bắc.
B. phát triển lực lượng xuống các tỉnh miền xuôi.
C. vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D. xây dựng lực lương vũ trang ở Trung Trung Bộ.
Câu 33. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và
Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21/7/1954) là
A. đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng.
B. đảm bảo dành thắng lợi từng bước.
C. không vi phạm chủ quyền quốc gia.
D. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
Câu 34 .Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) và cuộc vận động giải phóng dân tộc
(1939-1945) ở Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây?
A .Có sự kết hợp chặt chẽ giữa hậu phương và tiền tuyến.
B .Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
C. Nằm trong tiến trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng.
Câu 35. Một trong những điểm tương đồng của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản
Việt Nam (2-1930) và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) là
A. vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản.
B. nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền.
C.vị trí của nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
D. động lực của cách mạng là công - nông.
Câu 36 .Một vai trò quan trọng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925-1929) là gì?
A.Là nguồn đào tạo nguồn lực lượng vũ trang cho cách mạng giải phóng dân tộc.
B. Làm thay đổi lập trường của các giai cấp tư sản sang khuynh hướng vô sản.
C. góp phần vào sự thắng thế của khuynh hướng vô sản ở Việt Nam.
D. giải quyết hoàn toàn sự bế tắc về đường lối của cách mạng Việt Nam.
Câu 37 . Biến đổi nào sau đây chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ Latinh sau
Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
A.Đã xóa bỏ hoàn toàn hệ thông thuộc địa và tàn dư của chế độ thực dân.
B.Sau khi giành độc lập các nước đều tiến lên xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
C.Trật tự hai cực lanta bị xói mòn do sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập.
D. Áp dụng thành công khoa học - kĩ thuật và trở thành những nước công nghiệp mới.
Câu 38 .Nội dung nào sau đây là một trong những điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình
vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A.Tập hợp quần chúng thành lập mặt trận chung toàn Đông Dương.
B. Giải quyết quyền dân tộc tự quyết ở mỗi nước Đông Dương.
C. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ngay khi thành lập Đảng.

Trang 4/7 - Mã đề thi 132


zalo Nhắn tin Zalo