SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA Môn thi: LỊCH SỬ TỰ (LẦN 1)
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có ___ trang)
Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Mã đề thi:……
Số báo danh: ......................................................................... 1
Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây ở châu Phi tuyên bố độc lập? A. Vênêxuêla. B. Cuba. C. Tuynidi. D. Áchentina.
Câu 2: Năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí kết Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa
(ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1) đã
A. chuyển quan hệ hai nước từ thế đối đầu sang đồng minh chiến lược.
B. làm cho toàn cầu hóa trở thành một xu thế trong quan hệ quốc tế.
C. góp phần làm giảm tình trạng đối đầu trong quan hệ quốc tế.
D. làm cho các khối quân sự đối đầu ở châu Âu bị giải thể hoàn toàn.
Câu 3: Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 là biểu hiện của xu thế nào sau đây?
A. Phi thực dân hóa. B. Toàn cầu hóa. C. Vô sản hóa.
D. Liên kết khu vực.
Câu 4: Chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh (1930-1931) ở Việt Nam đã thực hiện chính sách nào sau
đây trên lĩnh vực văn hóa-xã hội?
A. Xây dựng hệ thống trường học các cấp.
B. Tiến hành cải cách giáo dục toàn diện.
C. Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo.
D. Mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ.
Câu 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới khởi đầu từ khu vực nào? A. Đông Âu. B. Mĩ Latinh. C. Đông Nam Á. D. Bắc Phi.
Câu 6: Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế có khả năng thu lợi nhuận tối đa.
B. Chủ yếu sử dụng nguồn vốn đầu tư của tư bản tư nhân ở Pháp.
C. Chủ yếu sử dụng nguồn vốn đầu tư của tư bản nhà nước ở Pháp.
D. Bối cảnh thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa.
Câu 7: Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng
ruộng đất trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
A. thực hiện đúng chủ trương của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930.
B. bắt đầu nhận ra khả năng chống đế quốc của trung và tiểu địa chủ.
C. tập trung giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam.
D. đáp ứng đúng nguyện vọng số một của giai cấp nông dân Việt Nam.
Câu 8: Phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng
dân tộc 1939-1945 ở Việt Nam đều
2 A. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
C. dựa vào lực lượng chính trị quần chúng.
D. sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.
Câu 9: Trong phong trào dân chủ 1936-1939, nhân dân Việt Nam sử dụng phương pháp đấu tranh nào sau đây?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
B. Công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
C. Đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa.
D. Kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị, binh vận.
Câu 10: Sự kiện nào sau đây diễn ra ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc chính thức bị xóa bỏ.
B. Cộng đồng than - thép châu Âu được thành lập.
C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
D. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia.
Câu 11: Sự kiện nào sau đây diễn ra sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989)?
A. Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước châu Âu.
B. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) được thành lập.
D. Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động.
Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng nào sau đây đã đưa Ấn Độ trở thành một
trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới?
A. Cách mạng nhung. B. Cách mạng trắng. C. Cách mạng xanh. D. Cách mạng chất xám.
Câu 13: Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức trong những
năm 1928- 1929 có vai trò nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
A. Thúc đẩy tính liên kết của phong trào công nhân.
B. Xác lập quyền lãnh đạo của giai cấp nông dân.
C. Hình thành trên thực tế khối liên minh công nông.
D. Đánh dấu sự thắng thế của khuynh hướng tư sản.
Câu 14: Trong giai đoạn 1945-1952, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây?
A. Hợp tác với tất cả các nước Đông Âu.
B. Chỉ quan hệ hợp tác với các nước Tây Âu.
C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
D. Hợp tác với tất cả các nước châu Á.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ
những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000?
A. Cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật không tách rời nhau.
B. Khoa học luôn đi trước và tồn tại độc lập với kĩ thuật.
C. Tất cả phát minh kĩ thuật luôn đi trước và mở đường cho khoa học.
D. Tất cả phát minh kĩ thuật đều khởi nguồn từ nước Mĩ.
Câu 16: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lập trường của tư sản dân tộc Việt Nam trong phong
trào dân tộc dân chủ (1919-1925)?
A. Chỉ nhượng bộ thực dân Pháp trên lĩnh vực chính trị.
B. Không kiên định, dễ thỏa hiệp khi Pháp nhượng bộ.
C. Hợp tác với Pháp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế.
D. Kiên định chống lại mọi thủ đoạn chính trị của Pháp.
Câu 17: Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930-1931 và Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng
3 đến giữa tháng 8-1945) có điểm tương đồng nào sau đây?
A. Thành lập chính quyền của toàn thể nhân dân Việt Nam.
B. Sử dụng các hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
C. Hoàn thành triệt để nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
D. Tổ chức các lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị tháng 10-1930 của
Đảng Cộng sản Đông Dương với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Xác định giai cấp lãnh đạo.
B. Đề ra phương hướng chiến lược.
C. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng.
D. Xác định phương pháp đấu tranh.
Câu 19: Điểm khác nhau cơ bản giữa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản trên thế giới là
A. tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo.
B. phong trào công nhân giữ vai trò quyết định.
C. chủ nghĩa Mác – Lê nin giữ vai trò quyết định.
D. có sự kết hợp với phong trào yêu nước.
Câu 20: Trong thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm 1924 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc
có hoạt động nào sau đây nhằm chuẩn bị cho bước chuyển biến về chất của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam?
A. Gây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nòng cốt.
B. Trực tiếp tạo ra sự phân hóa trong các tổ chức tiền cộng sản.
C. Bắt đầu xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Khởi đầu tạo dựng các mối quan hệ với cách mạng thế giới.
Câu 21: Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ Latinh đã được mệnh danh là
A. “Lục địa mới trỗi dậy”.
B. “Hòn đảo tự do”.
C. “Lục địa bùng cháy”.
D. “Lục địa ngủ kĩ”.
Câu 22: Sự kiện nào sau đây đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
B. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son.
C. Sự ra đời Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Câu 23: Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929) là tờ báo A. Chuông rè. B. Búa liềm. C. An Nam trẻ. D. Người nhà quê.
Đề thi thử tốt nghiệp Lịch sử trường THPT Ngô Gia Tự lần 1 năm 2024
322
161 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(322 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)