Đề thi thử tốt nghiệp Lịch sử trường THPT Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc lần 1 năm 2024

267 134 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Lịch Sử
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 25 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Lịch sử (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    29.1 K 14.6 K lượt tải
    400.000 ₫
    400.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(267 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 (LẦN 1) Môn thi: LỊCH SỬ
(Đề thi có __ trang)
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề
Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Mã đề thi:……
Số báo danh: .........................................................................1 1
Câu 1: Năm 1967, sự kiện nào sau đây diễn ra ở khu vực Đông Nam Á?
A. Thực dân Anh thực hiện phương án Maobátton.
B. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.
C. Phát xít Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương.
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời.
Câu 2: Về chính trị, chính quyền Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930-1931) đã thực hiện chính sách nào sau đây?
A. Bãi bỏ thuế muối.
B. Lập đội tự vệ đỏ.
C. Tu sửa cầu cống.
D. Dạy chữ Quốc ngữ.
Câu 3: Nội dung nào sau đây là nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX?
A. Sự với cạn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
D. Yêu cầu giải quyết khủng hoảng kinh tế thế giới.
Câu 4: Về đối ngoại, từ năm 1945 đến năm 1991, Mĩ đạt được kết quả nào sau đây?
A. Đàn áp được tất cả các phong trào giải phóng dân tộc.
B. Góp phần làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. Lôi kéo được tất cả các nước tư bản đồng minh.
D. Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 5: Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành một trong ba trung tâm kinh tế
- tài chính lớn của thế giới? A. Nhật Bản. B. Hàn Quốc. C. Thái Lan. D. Việt Nam.


Câu 6: Nội dung nào sau đây là chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX ở Việt Nam?
A. Chống phát xít, chống chiến tranh.
B. Sử dụng bạo lực đánh đuổi thực dân Pháp.
C. Dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua.
D. Chống Pháp – Nhật, giành độc lập dân tộc.
Câu 7: Sự kiện nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923- 1924?
A. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.
B. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
D. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
Câu 8: Trong giai đoạn 1939-1945, nhân dân Việt Nam tập trung thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Giành độc lập dân tộc.
B. Kháng chiến chống Pháp.
C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Tiến hành cách mạng ruộng đất.
Câu 9: Sự kiện nào sau đây đánh dấu khuynh hướng cách mạng vô sản đã giành quyền lãnh đạo duy
nhất đối với cách mạng Việt Nam?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
B. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời.
C. Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa.
D. Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập.
Câu 10: Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919-1925), giai cấp tư sản có mục tiêu đấu
tranh chủ yếu nào sau đây?
A. Đòi độc lập dân tộc.
B. Đòi quyền lợi kinh tế.
C. Đòi quyền lợi chính trị.
D. Đòi tự do tín ngưỡng.
Câu 11: Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây (diễn
ra từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX)?
A. Sự ra đời của tổ chức liên minh quân sự - chính trị Vácsava.
B. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ.
C. Sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D. Hiệp định thiết lập quan hệ giữa hai nhà nước Đức được kí kết.
Câu 12: Hoạt động nào sau đây diễn ra trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?
A. Tiến công và nổi dậy.
B. Kháng Nhật cứu nước.
C. Đòi hoà bình cho nhân dân.
D. Tổ chức đấu tranh vũ trang.


Câu 13: Nội dung nào sau đây là một trong những điểm hạn chế của Luận cương chính trị (10-
1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương?
A. Chưa nhận thức được vai trò của công nhân và nông dân.
B. Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng chỉ là đánh đổ phong kiến.
C. Chưa xác định đúng giai cấp lãnh đạo cách mạng Đông Dương.
D. Không đưa được ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 14: Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh thuận lợi nào sau đây?
A. Trật tự hai cực Ianta đã hoàn toàn tan rã.
B. Quân Đồng minh đã đánh bại phe phát xít.
C. Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập.
D. Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
Câu 15: Nội dung nào sau đây là một trong những điều kiện chủ quan thúc đẩy sự phát triển của
phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
A. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô.
B. Sự trưởng thành của lực lượng xã hội.
C. Sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa.
D. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít.
Câu 16: Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời trong phong trào nào sau đây?
A. Phong trào cách mạng 1930-1931.
B. Phong trào dân chủ 1936-1939.
C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1930.
D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.
Câu 17: Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào Cần vương (1885-1896) ở Việt Nam là
A. hòa hoãn và khởi nghĩa.
B. đấu tranh vũ trang.
C. đấu tranh chính trị.
D. hòa hoãn, nhân nhượng.
Câu 18: Nội dung nào sau đây là điều kiện dẫn đến bùng nổ cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt
Nam (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945)?
A. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
B. Trung Quốc đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
C. Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên to Đông Dương.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu.
Câu 19: Nhiệm vụ nào sau đây không được đặt ra cho cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga?
A. Lật đổ chế độ Nga Hoàng do Ni-cô-lai II đứng đầu.
B. Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga.
C. Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động ở Nga.
D. Tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.


Câu 20: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), quốc gia nào sau đây giữ vai trò chủ yếu
trong việc đánh bại quân đội phát xít Đức ở châu Âu? A. Hà Lan. B. Liên Xô. C. Trung Quốc. D. Pháp.
Câu 21: Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực dựa
vào lực lượng chủ lực nào sau đây?
A. Binh lính người Việt trong quân đội Pháp giác ngộ.
B. Một số tư sản và địa chủ lớn yêu nước ở Nam Kì.
C. Công nhân và dân nghèo lao động ở các thành thị.
D. Học sinh, sinh viên yêu nước ở các đô thị lớn.
Câu 22: Ở Việt Nam, giai cấp nào sau đây ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919- 1929) của thực dân Pháp? A. Chủ nô. B. Tư sản. C. Địa chủ. D. Nông dân.
Câu 23: Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Nhật
Bản trong những năm 1952-1973?
A. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
B. Tận dụng được nguyên liệu từ các thuộc địa.
C. Không phải cạnh tranh với các nước Mĩ Latinh.
D. Nhận nguồn viện trợ lớn từ các nước Đông Âu.
Câu 24: Quốc gia nào sau đây mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến
tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? A. Chilê. B. Ai Cập. C. Braxin. D. Cuba.
Câu 25: Yếu tố chủ yếu nào sau đây dẫn đến những chuyển biến mới của các giai cấp trong xã hội
Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
A. Chính sách bóc lột vơ vét của Pháp và Nhật Bản.
B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
C. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp.
D. Các hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 26: Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919-1925), tầng lớp tiểu tư sản trí thức
Việt Nam có hoạt động nào sau đây?
4 A. Đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. B. Ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội.
C. Tiến hành cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
D. Tham gia phong trào phá kho thóc Nhật.


zalo Nhắn tin Zalo