Đề Tốt nghiệp Lịch sử 2024 theo đề tham khảo (Đề 2)

31 16 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Lịch Sử
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 11 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Bộ đề Tốt nghiệp Lịch sử 2024 theo đề tham khảo

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    1.4 K 698 lượt tải
    400.000 ₫
    400.000 ₫
  • Bộ đề thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2024 theo đề tham khảo.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(31 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI (Gồm ….trang)
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1. Trong cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào sau đây nằm
trong phong trào nông dân tự vệ? A. Yên Bái. B. Yên Thế. C. Bắc Sơn. D. Lam Sơn.
Câu 2. Khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây có nền kinh tế - tài
chính số một thế giới? A. Mĩ. B. Anh. C. Pháp. D. Liên Xô.
Câu 3. Một trong những thách thức từ an ninh phi truyền thống mà các quốc gia, dân tộc hiện nay phải
đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là
A. an ninh con người.
B. chính trị bất ổn.
C. chiến tranh cục bộ.
D. đảo chính quân sự.
Câu 4. Được đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” (1961-1965) là
A. chính quyền Sài Gòn.
B. ấp chiến lược.
C. quân đội Sài Gòn.
D. cố vấn quân sự Mĩ.
Câu 5. Năm 1945, một trong số những quốc gia tuyên bố độc lập sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á là A. Inđônêxia. B. Trung Quốc. C. Cuba. D. Malaixia.
Câu 6. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945-1954), thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Nava nhằm
A. giữ vững thế chủ động trên chiến trường.
B. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C. cứu nguy cho quân Pháp ở Nam Trung Bộ.
D. tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến.
Câu 7. Trận đánh nào sau đây quân dân Việt Nam nằm trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947? A. Khe Lau. B. Đông Khê. C. Bắc bộ phủ. D. Vạn Tường.
Câu 8. Cuối năm 1978, quân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc phản công chống lại
A. quân đội Sài Gòn.
B. quân xâm lược Pôn Pốt.
C. quân đồng minh của Mĩ.
D. tổ chức Việt Quốc, Việt Cách.
Câu 9. Trong những năm 1927-1930, Việt Nam Quốc dân đảng chú trọng lấy lực lượng nào sau đây làm lực lượng chủ lực?
A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
B. Việt kiều ở hải ngoại (Quảng Châu, Pháp).
C. Binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D. Tư sản dân tộc và tiểu tư sản.
Câu 10. Nguyên thủ của quốc gia nào sau đây tham dự Hội nghị Ianta (2-1945)? A. Mĩ. B. Bỉ. C. Trung Quốc. D. Triều Tiên.
Câu 11. Hoạt động nào sau đây được tiến hành trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 ở Việt Nam?
A. Đại hội Quốc dân.
B. Hội nghị thành lập Đảng.
C. Thành lập Xô viết .
D. Kí hiệp định Sơ bộ.
Câu 12. Thể chế chính trị của nước Nga được quy định trong Hiến pháp Liên bang Nga (12-1993) là
A. Dân chủ Cộng hòa.
B. Tổng thống Liên bang.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Xã hội chủ nghĩa. 1 |


Câu 13. Chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968) ở miền Nam Việt Nam, về hình thức là
A. loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới. B. loại hình chiến tranh thực dân kiểu cũ.
C. chiến tranh phạm vi toàn thế giới.
D. chiến tranh phân biệt chủng tộc.
Câu 14. Khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, Liên Xô và Mĩ đã
A. rút dần sự “có mặt” ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới.
B. xúc tiến việc thiết lập trật tự thế giới theo xu hướng đa cực.
C. thiết lập liên minh chặt chẽ để cùng hợp tác phát triển.
D. mở rộng phạm vi chiếm đóng bằng sức mạnh quân sự.
Câu 15. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp, xã hội
Việt Nam đã xuất hiện những giai cấp mới nào sau đây?
A. Tư sản và tiểu tư sản.
B. Công nhân và tư sản.
C. Tư sản và nông dân.
D. Tiểu tư sản và công nhân.
Câu 16. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi giành thắng lợi
sớm nhất ở khu vực nào sau đây? A. Bắc Phi. B. Tây Phi. C. Nam Phi. D. Đông Phi.
Câu 17. Trong phong trào “Đồng khởi”(1959-1960) ở miền Nam Việt Nam, mặt trận nào sau đây đã được thành lập?
A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
B. Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam.
C. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 18. Trong những năm 1921-1923, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống
công nhân, Người cùng khổ khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây? A. Đức B. Anh. C. Trung Quốc. D. Pháp.
Câu 19. Năm 1975, quân dân Việt Nam giành được thắng lợi quân sự nào sau đây?
A. Chiến dịch Đường 14-Phước Long.
B. Chiến dịch Việt Bắc.
C. Chiến dịch Biên giới.
D. Trận Điện Biên Phủ trên không.
Câu 20. Cuối thập kỉ 90 (thế kỉ XX), tổ chức nào sau đây là liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh?
A. Liên minh châu Âu. B. Liên hợp quốc.
C. Liên minh vì sự tiến bộ.
D. Đại hội dân tộc Phi.
Câu 21. Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính
phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi
A. cải cách ruộng đất và thực hành tiết kiệm.
B. tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân.
C. nhân dân thực hiện phong trào tăng gia sản xuất.
D. nhân dân cả nước thực hiện “Ngày đồng tâm”.
Câu 32. Phong trào cách mạng 1930-1931 diễn ra mạnh mẽ nhất ở một trong các địa phương nào sau đây? A. Thái Nguyên. B. Hà Tĩnh. C. Đà Nẵng. D. Thanh Hoá.
Câu 23. Tháng 3-1921, Đảng Bôn-sê-vích ở Nga đã quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) nhằm mục đích
A. trở thành siêu cường kinh tế - tài chính thế giới.
B. khôi phục kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội.
C. nhanh chóng tiến lên tư bản chủ nghĩa.
D. bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới gây ra.
Câu 24. Thắng lợi nào sau đây quân dân Việt Nam đã mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?
A. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng.
B. Chiến thắng Vạn Tường. 2 |


C. Chiến dịch Biên giới.
D. Chiến dịch Tây Nguyên.
Câu 25. Quốc gia nào sau đây là lực lượng thắng trận, chủ chốt trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)? A. Anh. B. Đức. C. Nhật Bản. D. Thái Lan.
Câu 26. Nội dung nào sau đây là tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế
sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Dẫn đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trên thế giới.
B. Xuất hiện sự đối đầu giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
C. Dẫn đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập xã hội chủ nghĩa.
D. Sự suy yếu và sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Câu 27. Nội dung nào sau đây là mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936-1939?
A. Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
B. Độc lập dân tộc và tự do dân chủ.
C. Đánh đổ đế quốc giành độc lập tự do.
D. Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
Câu 28. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp đã dẫn đến sự ra đời và
lớn mạnh của các giai cấp nào trong xã hội Việt Nam?
A. Tư sản, công nhân, nông dân.
B. Tư sản, nông dân, tiểu tư sản.
C. Tư sản, địa chủ phong kiến, nông dân.
D. Tư sản, công nhân, tiểu tư sản.
Câu 29. Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân dân miền Nam Việt Nam đã chọc
thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là
A. Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn.
B. Quảng Trị, Đà Nẵng, Tây Nguyên.
C. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.
D. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
Câu 30. Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1952-1973?
A. Có sự hợp tác chặt chẽ với các nước Đông Âu.
B. Không phải cạnh tranh với các nước Bắc Mĩ.
C. Phát huy những nguồn nội lực của đất nước.
D. Chỉ phải cạnh tranh với các nước châu Phi.
Câu 31. Ở Việt Nam, phong trào cách mạng (1930-1931) và Cách mạng tháng Tám (1945) khẳng định
trong thực tiễn sự phát triển của quá trình
A. sử dụng bạo lực để giành chính quyền từ chưa thành công đến thành công.
B. diễn ra nhanh gọn, ít đổ máu, chỉ bằng phương pháp đấu tranh hòa bình.
C. kết hợp của lực lượng vũ trang ba thứ quân với nổi dậy của quần chúng.
D. sử dụng lực lượng chính trị hỗ trợ lực lượng vũ trang đấu tranh cách mạng.
Câu 32. Các chiến dịch của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp xâm lược (1946-1954) đều
A. làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch.
B. có bước phát triển về địa bàn chiến lược.
C. kết hợp đánh du kích, phục kích với công kiên.
D. nhằm giữ vững quyền chủ động trên chiến trường.
Câu 33. Thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống đế quốc
Mĩ (1954-1975) của nhân dân Việt Nam cho thấy hậu phương trong chiến tranh nhân dân
A. luôn ở phía sau để cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.
B.
là chỗ dựa tinh thần, cổ vũ tiền tuyến chiến đấu.
C. phân biệt rạch ròi với tiền tuyến bằng yếu tố không gian.
D.
đối xứng với tiền tuyến, tiến hành chi viện cho tiền tuyến.
Câu 34. Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam có điểm tương đồng nào sau đây so với Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga? 3 |


A. Diễn ra ở cả hai địa bàn chiến lược là nông thôn và thành thị.
B. Lực lượng chính trị giữ vai trò nòng cốt, quyết định.
C. Nhiệm vụ lật đổ chủ nghĩa phát xít giải phóng dân tộc.
D. Là cuộc cách mạng có tính chất giải phóng dân tộc điển hình.
Câu 35. Ở Việt Nam, phong trào dân chủ 1936-1939 có điểm tương đồng nào sau đây so với phong
trào dân tộc dân chủ trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A. Chống lại bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù dân tộc.
B. Xây dựng được mặt trận dân tộc thống nhất toàn dân tộc.
C. Chú trọng tập hợp lực lượng toàn dân tộc để lật đổ thực dân Pháp.
D. Thúc đẩy phong trào phát triển theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Câu 36. Nội dung nào sau đây là đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930?
A. Khuynh hướng tư sản phát triển sau tạo điều kiện cho khuynh hướng vô sản.
B. Hai khuynh hướng tư sản và vô sản cùng tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng.
C. Sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh.
D. Cả hai khuynh hướng tư sản và vô sản đều dùng bạo lực để loại trừ lẫn nhau.
Câu 37. Ðiểm giống nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và cuộc kháng chiến
chống Mĩ (1954-1975) của nhân dân Việt Nam là
A. kết thúc cuộc kháng chiến bằng thắng lợi quân sự.
B. chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới.
C. chống lại thế lực chia rẽ dân tộc và chia cắt đất nước.
D. diễn ra trong bối cảnh cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 38. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với cách
mạng Việt Nam trong những năm 1911-1930?
A. Soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
B. Hoàn chỉnh đường lối chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng.
C. Chuẩn bị lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị cho Cách mạng.
D. Phác thảo về đường lối, phương hướng chiến lược cho cách mạng.
Câu 39. Đại hội đại biểu lần thứ II (2-1951) có điểm tương đồng nào sau đây so với Hội nghị lần thứ 8
(5-1941) của Đảng Cộng sản Đông Dương?
A. Xác định hình thái cách mạng là từ giành chính quyền bộ phận tiến lên tổng khởi nghĩa.
B. Nhấn mạnh nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân là chuẩn bị khởi nghĩa.
C. Chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
D. Đề ra chủ trương gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong chiến tranh.
Câu 40. Từ thực tiễn của các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930 đã cho thấy
A. cách mạng muốn thành công phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
B. tư tưởng dân chủ tư sản không có ảnh hưởng trong phong trào yêu nước.
C. giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam.
D. quần chúng nhân dân không ủng hộ khuynh hướng phong kiến và tư sản. --------HẾT-------- 4 |


zalo Nhắn tin Zalo