Bài 11. Phản xạ âm
Thời gian thực hiện: 3 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức
- Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm;
đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ốn ảnh hưởng đến sức khỏe. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh
ảnh, đoạn phim video để tìm hiểu vấn đề về phản xạ âm – tiếng vang.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm hợp tác giải quyết vấn đề về âm phản xạ - Tiếng vang.
2.2. Năng lực đặc thù
- Năng lực nhận biết KHTN
+ Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
+ Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật
mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
+ Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ
tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Đề xuất phương án kiểm tra vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Giải thích một số hiện tượng về âm phản xạ -
tiếng vang trong thực tế. 3. Phẩm chất
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
- Tôn trọng: Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên - SGK.
- Bài giảng powerpoint (Kèm kênh: tranh, hình ảnh phản xạ âm).
- Video liên quan đến phản xạ âm link: https://www.youtube.com/watch? v=CI09pvJgjN4
- Một số thiết bị thí nghiệm: Ống nhựa có nắp đậy, đồng hồ, tấm gỗ.
- Phiếu học tập cá nhân; Phiếu học tập nhóm.
2. Chuẩn bị của học sinh
Đọc bài trước ở nhà. Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung của bài học.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
b. Nội dung: Nhận biết về hiện tượng phản xạ âm, tiếng vang.
c. Sản phẩm: Nêu được hiện tượng trong tranh và đoạn video.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho học sinh quan sát tranh và video về: Ở
bên trong các rạp chiếu phim, nhà hát,… người
ta thường thiết kế tường không bằng phẳng và
sử dụng các lớp rèm bằng vải. Em có biết vì sao lại như vậy không?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh thảo luận theo bàn, nhận xét về âm
thanh trong đoạn video và hình ảnh trong tranh mà em quan sát được.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện một vài học sinh trả lời.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới:
Người ta làm như vậy là để giảm âm phản xạ
hay chính là giảm tiếng vang giúp âm thanh
nghe được rõ hơn. Vậy âm phản xạ là gì và
xuất hiện khi nào? Chúng ta cùng vào bài học hôm nay.
Giáo viên nêu nội dung cần tìm hiểu của bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu phản xạ âm a. Mục tiêu
- Học sinh nêu được khái niệm phản xạ âm.
- Lấy được ví dụ thực tế ta nghe rõ âm phản xạ và giải thích hiện tượng. b. Nội dung
- Nêu được âm phản xạ là âm dội lại khi gặp vật chắn.
- Lấy được ví dụ mà tai người nghe rõ được âm phản xạ: Hét lớn trong hang động,
trong phòng rộng, hét trên miệng giếng sâu...
c. Sản phẩm: Bảng nhóm và kết luận.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Phản xạ âm
- Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên giao, học sinh - Âm phản xạ là âm dội lại khi nhận): gặp mặt chắn.
+ GV chiếu slide nội dung câu hỏi.
- Ví dụ: Ta nghe âm phản xạ khi
+ GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong hét trong hang động, phòng lớn,
thời gian 05p (06 HS/nhóm), đọc sách giáo khoa; giếng sâu....
quan sát các hoạt động của HS và trả lời câu hỏi ?3: Một người khi đứng gần vách ra PHT nhóm:
núi, hét to một tiếng sẽ nghe thấy
âm phản xạ vì khi âm thanh từ
Câu 1: Thế nào là âm phản xạ?
người truyền đến vách núi, âm
Câu 2: Lấy ví dụ mà chúng ta nghe được âm thanh gặp vách núi sẽ bị dội lại phản xạ? truyền đến tai người.
Câu 3: Một người đứng gần vách núi, hét to một ?4: Trong cả hai phòng đều có
tiếng, sau đó người này có nghe thấy âm phản xạ âm phản xạ. Vì âm truyền đi đều
không? Giải thích câu trả lời. gặp vật chắn.
Câu 4: Một bạn đứng hét to trong một phòng rất
lớn và trong một phòng nhỏ. Phòng nào có âm phản xạ? Tại sao?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh thảo luận nhóm theo khăn trải bàn trả lời các câu hỏi.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Các nhóm treo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vật phản xạ âm a. Mục tiêu
- Tiến hành được thí nghiệm so sánh sự phản xạ âm trên các chất liệu khác nhau.
- Nêu được đặc điểm vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. b. Nội dung
GV cho các nhóm HS tiến hành thí nghiệm hình 11.2 SGK từ đó rút ra kết luận và
hoàn thành các câu hỏi liên quan trong phiếu học tập 02.
c. Sản phẩm: Bài trình bày và câu trả lời của nhóm HS. Nhóm HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.
Giáo án Bài 11 Vật lí 7 Cánh diều: Phản xạ âm
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Vật lý 7 Cánh diều được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
Bộ giáo án Vật lý 7 Cánh diều năm 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Vật lý 7 Cánh diều.
Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(426 )Trọng Bình
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)