Giáo án Bài 12 Địa lí 8 Chân trời sáng tạo (2024): Sử dụng hợp lí tài nguyên đất

269 135 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: Địa Lý
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 21 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Địa lí 8 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống trên!

  • Bộ giáo án Địa lí 8 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Địa lí 8 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(269 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 12: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN ĐẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS học về
- Đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng.
- Đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng.
- Tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất ở nước ta. 2. Năng lực
Năng lực chung: -
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
Năng lực địa lí:
- Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản
xuất nông nghiệp, thủy sản.
- Sử dụng các hình ảnh, mô hình canh tác để làm rõ giá trị sử dụng đất ở Việt Nam.
- Biết lấy thông tin từ các nguồn tài liệu về sự thoái hóa đất tính và tính cấp thiết
của vấn đề chống thoái hóa đất ở Việt Nam. 3. Phẩm chất
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và
từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hàng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên


- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí. - Máy tính, máy chiếu.
- Tranh, ảnh, video clip có liên quan đến nội dung sử dụng hợp lí tài nguyên đất.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu:
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về việc sử dụng hợp lí tài nguyên
đất với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.
b. Nội dung: GV cho HS lắng nghe video bài hát “Hành trình trên đất phù sa” và yêu
cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu tên vùng, miền được nhắc đến trong bài hát.
+ Bài hát đã đề cập đến những giá trị nào của đất phù sa?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho phần khởi động và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS nghe bài hát “Hành trình trên đất phù sa” - Phương Mỹ Chi:
https://youtu.be/ZZfIoUJ4_bg?si=xFHY-AqtTva281DP
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu tên vùng, miền được nhắc đến trong bài hát.
+ Bài hát đã đề cập đến những giá trị nào của đất phù sa?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tập trung, chú ý lắng nghe bài hát và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Các vùng, miền được nhắc đến trong bài hát: Long An, Mộc Hóa, Mỹ Tho, Gò Công,
Tiền Giang, Tháp Mười, Cái Bè, Long Xuyên, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cửu Long, Cần Thơ,
Tây Đô, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
+ Giá trị của đất phù sa được nhắc đến trong bài hát: cây lúa tốt tươi, phù sa mát ngọt
như dòng sữa mẹ muôn đời, trái chín thật mau, bốn mùa cây trái đơm bông.
- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Qua bài hát, chúng ta phần nào thấy được giá
trị mà đất đai mang lại cho con người. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, có vai trò đặc
biệt quan trọng đối với địa bàn cư trú, phát triển sản xuất các ngành kinh tế, nhất là sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu về đặc điểm, giá trị sử dụng của các loại đất, từ đó nhận thức được tính
cấp thiết trong việc bảo vệ, sử dụng tài nguyên đất hợp lí Bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá
trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi và theo nhóm, khai thác thông tin
trong mục 1, hình 12.1 SGK tr.134 và trả lời câu hỏi:
+ Phân tích đặc điểm của đất feralit.
+ Phân tích giá trị sử dụng của đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm của đất feralit, giá trị sử dụng của đất
feralit và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Phân tích đặc điểm của đất feralit
1. Đặc điểm của đất feralit và
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập giá trị sử dụng
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, khai thác thông tin a. Đặc điểm của đất feralit
trong mục 1.a, hình 12.1 SGK tr.134 và trả lời câu hỏi: - Có lớp vỏ phong hóa dày,
Phân tích đặc điểm của đất feralit.
thoáng khí, dễ thoát nước.
- Thường có màu đỏ vàng.
- Phần lớn nhóm đất này có
đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn.
- Nếu đất feralit bị mất lớp phủ
thực vật, lớp đá ong sẽ lộ lên
bề mặt và cứng lại (một số nơi
dùng thay gạch để xây tường),
đất trở nên xấu và không thể trồng trọt được.
- GV cung cấp thêm hình ảnh về nhóm đất feralit (đính
kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 – Hoạt động 1).
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo cặp đôi, khai thác thông tin, hình ảnh
trong mục và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


zalo Nhắn tin Zalo