Giáo án Bài 19 KTPL 11 Cánh diều: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoai, điện tín

241 121 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: KTPL
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 19 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án KTPL 11 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án KTPL 11 Cánh diều năm 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa và chuyên đề học tập KTPL 11 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(241 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 19. QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ
BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn
và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
- Hiểu được trách nhiệm của HS trong thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
- Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật
thư tín, điện thoại, điện tín của công dân trong một số tình huống đơn giản.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù
hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện,
tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến
quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm thực hiện
đúng hoặc sai quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.


Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được hành vi của mình
trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại,
điện tín phù hợp với lứa tuổi.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Giải thích được các
hành vi thực hiện đúng và các hiện tượng vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và
bí mật thư tín, điện thoại, điện tín trong xã hội. Lựa chọn, đề xuất được cách giải
quyết và tham gia giải quyết các trường hợp vi phạm quyền được bảo đảm an toàn
và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín phù hợp với lứa tuổi ở nhà và trong cộng đồng. 3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động
tuyên truyền quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Tôn trọng và thực hiện đúng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án.
- Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học.
- Giấy A3, A4, bút màu, băng keo/nam châm dính bảng.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS bước đầu nhận biết, làm quen với quyền được bảo đảm an toàn và bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín. b. Nội dung:


- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thử tài sắp xếp”.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hành vi vi phạm/không vi phạm quyền được
bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm), tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Thử
tài sắp xếp”, GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: Mỗi nhóm là một đội, trong thời gian 5 phút hãy xác
định các hành vi vi phạm/không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín,
điện thoại, điện tín. Sau đó hãy sắp xếp các hành vi vào 2 bảng A, B sao cho đúng. Hết
thời gian quy định, đội nào sắp xếp được nhiều hành vi đúng và nhanh hơn thì thắng.


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ của trò chơi, viết câu trả lời vào giấy/bảng phụ.
- GV quan sát quá trình HS làm việc, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV kiểm tra đáp án của các nhóm.
- GV có thể đặt câu hỏi và gọi ngẫu nhiên HS trả lời: Giải thích vì sao lại sắp xếp hành vi
này là hành vi vi phạm/không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín,
điện thoại, điện tín?
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:


zalo Nhắn tin Zalo