Giáo án Bài 2 Hóa học 12 Cánh Diều: Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

22 11 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Hóa Học
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 12 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Hóa học 12 Cánh diều được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2025.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Hóa học 12 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 12 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(22 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



Trường THPT ………….
Họ và tên giáo viên
Tổ: ………………………
BÀI 2: XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP Lớp: Ngày soạn: Thời gian thực hiện: I. Mục tiêu 1) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá
và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.
- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện
nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực hợp tác: Học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/ nhóm, trách nhiệm của bản thân,
đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được một số giải thích về các hiện tượng xảy
ra là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học.
2) Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nhận thức hóa học:
+ Nêu được khái niệm, đặc điểm về cấu tạo và tính chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp.
+ Trình bày được một số phương pháp sản xuất xà phòng, phương pháp chủ yếu sản xuất chất giặt rửa tổng hợp.
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thực hiện được thí nghiệm về phản
ứng xà phòng hoá chất béo.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Trình bày được cách sử dụng hợp lí, an toàn,
xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống. 3) Phẩm chất
- Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.
- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.
- Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.
- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.
- Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên


- Slide, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
- 5 Bộ dụng cụ phản ứng xà phòng hoá chất béo:
+ Hoá chất: dầu thực vật hoặc mỡ động vật, dung dịch NaOH 40%, dung dịch NaCl bão hoà.
+ Dụng cụ: bát sứ, cốc thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, đũa thuỷ tinh, kiềng sắt, đèn cồn. 2. Học sinh
- Một số mẫu xà phòng hoặc chất giặt rửa tổng hợp. - SGK, SBT, vở ghi.
a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới. b. Nội dung: GV nêu vấn đề:
Em hãy kể tên một số loại xà phòng đang được bán trên thị trường.
Từ đó dẫn dắt HS vào bài mới: Vì sao xà phòng có thể làm sạch các vết bẩn bám trên quần áo,
… Xà phòng được điều chế như thế nào? c. Sản phẩm:
Câu trả lời của HS. Dự kiến:
* Một số loại xà phòng đang được bán trên thị trường: xà phòng tắm Lifebuoy, xà phòng thảo
dược Vegan, các loại xà phòng handmade (thủ công) …
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Em hãy kể tên một số loại xà phòng đang được bán trên thị trường. HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ độc lập đề xuất câu trả lời, hình thành động cơ học tập.
GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận


Đại diện 1 HS trình bày ý kiến, các HS còn lại chú ý lắng nghe, theo dõi.
GV dẫn dắt vào bài: Vì sao xà phòng có thể làm sạch các vết bẩn bám trên quần áo, … Xà
phòng được điều chế như thế nào?
Để trả lời các câu hỏi trên, sau đây cô sẽ cùng các em tìm hiểu bài 2: XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử muối của acid béo trong xà phòng.
a) Mục tiêu:
Nêu được khái niệm của xà phòng, đặc điểm cấu tạo phân tử muối của acid béo trong xà phòng.
b) Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, thảo luận theo cặp đôi cùng bàn, hoàn thành phiếu
học tập số 1, từ đó lĩnh hội kiến thức:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Hãy cho biết tác dụng và thành phần hóa học của xà phòng.
2. Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử muối của acid béo trong xà phòng.
Xác định đầu ưa nước và đuôi kị nước của các chất này: CH3[CH2]14COONa;
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, dự kiến: 1.
- Tác dụng của xà phòng: tẩy rửa các vết bẩn, vết dầu mỡ, diệt khuẩn.
- Thành phần hóa học của xà phòng:
+ Xà phòng là hỗn hợp các muối sodium (Na) hoặc potassium (K) của acid béo và một số chất phụ gia.
+ Các acid béo thường là acid no như palmitic acid, stearic acid.
+ Chất phụ gia được dùng thường là chất độn làm tăng độ cứng để dễ đúc thành bánh, chất tạo màu và chất tạo hương.
+ Ngoài ra có thể có thêm chất dưỡng da, chất diệt khuẩn, …
2. Đặc điểm cấu tạo phân tử muối của acid béo trong xà phòng:
Muối của acid béo (có trong xà phòng) được cấu tạo gồm một phần ưa nước nối với một phần kị nước.
+ Phần ưa nước (tan được trong nước) là nhóm carboxylate.
+ Phần kị nước là gốc hydrocarbon mạch dài.
- Chất CH3[CH2]14COONa là xà phòng.
+ Đầu ưa nước: −COONa.


+ Đuôi kị nước: CH3[CH2]14−.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Xà phòng
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận 1. Khái niệm
theo cặp đôi cùng bàn, hoàn thành phiếu học -Xà phòng là hỗn hợp muối sodium hoặc tập số 1.
potassium của các acid béo và chất phụ HS nhận nhiệm vụ. gia.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Ví dụ: xà phòng tắm lifebuoy; xà phòng
HS thảo luận theo cặp đôi.
tắm enchanteur; thanh xà phòng giặt cổ
GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần áo … thiết.
2. Đặc điểm cấu tạo phân tử muối của
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo acid béo trong xà phòng. luận
Muối của acid béo (có trong xà phòng)
2 HS đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo được cấu tạo gồm một phần ưa nước nối luận.
với một phần kị nước.
Các HS còn lại chú ý theo dõi, nhận xét góp ý + Phần ưa nước (tan được trong nước) là (nếu có) nhóm carboxylate.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm + Phần kị nước là gốc hydrocarbon mạch vụ dài.
GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.
GV đặt vấn đề: Tại sao xà phòng có thể loại
bỏ các vết bẩn trên quần áo, dầu mỡ ở chén
bát? Để chuyển sang mục tiếp theo.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ chế giặt rửa của xà phòng
a) Mục tiêu:
Nêu được cơ chế giặt rửa của xà phòng.
b) Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm nhỏ cùng bàn, hoàn thành phiếu
học tập số 2, từ đó lĩnh hội kiến thức:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Em hãy giải thích tại sao xà phòng tan được trong nước?
2. Hãy cho biết vai trò của phần ưa nước và phần kị nước trong phân tử muối của acid béo
trong cơ chế giặt rửa của xà phòng.
3. Sodium acetate có tác dụng giặt rửa như xà phòng không? Vì sao?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, dự kiến:


zalo Nhắn tin Zalo