Giáo án Bài 21 Địa lí 12 Cánh diều: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ

28 14 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Địa Lý
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 20 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Địa lí 12 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Địa lí 12 Cánh diều năm 2025 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Địa lí 12 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(28 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 21: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN Ở BẮC TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của Bắc Trung Bộ.
- Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với việc hình thành và phát
triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của Bắc Trung Bộ.
- Trình bày được một số đặc điểm nổi bật về nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của Bắc Trung Bộ.
- Sử dụng được bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và hạn chế của Bắc Trung Bộ. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay
theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và
GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm,
tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng: -
Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và trình bày được vị trí địa lí, phạm vi
lãnh thổ và dân số của vùng; trình bày về các thế mạnh và hạn chế của Bắc Trung Bộ.
- Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Khai thác thông tin, nội dung kênh chữ
trong SGK để phân tích các thế mạnh, hạn chế đối với hình thành và phát 2
triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Bắc Trung Bộ; trình bày được một
số đặc điểm nổi bật về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của vùng. 3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan,
đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; có ý thức
vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, từ sách báo và các
nguồn tin cậy khác vào trong học tập và đời sống hằng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Cánh diều.
- Hình ảnh, bảng số liệu, infographic,… liên quan đến phát triển nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản của Bắc Trung Bộ.
- Phiếu học tập, giấy A1, A3, giấy ghi chú,…
- Các bản đồ tự nhiên, kinh tế Bắc Trung Bộ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 12 – Cánh diều.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có).
- Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Phát
triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở Bắc Trung Bộ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu:
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tôi là ai.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các tỉnh/thành phố thuộc Bắc Trung Bộ thông qua thông tin gợi ý. 3
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia nhóm và tổ chức cho HS chơi trò chơi Tôi là ai với các gợi ý về 6 tỉnh của Bắc Trung Bộ.
- GV phổ biến luật chơi cho HS:
+ Các nhóm ghi đáp án vào bảng và đưa lên sau hiệu lệnh của GV.
+ Thời gian trả lời cho mỗi gợi ý là 10 giây.
+ HS trả lời chậm hoặc trả lời sai sẽ không có điểm.
+ Mỗi đáp án đúng, nhóm được cộng 5 điểm.
- GV trình chiếu thông tin gợi ý: Thông tin gợi ý
1. Tôi hẹp thôi nhưng có vùng đầm phá lớn nhất Việt Nam và di sản văn hoá thế giới được UNESCO ghi danh.
2. Tôi có diện tích lớn nhất cả nước, nổi tiếng là quê hương Bác Hồ.
3. Tôi có một bãi biển đẹp, kinh thành cổ, là quê hương của Lê Lợi. Đến nhà tôi, tôi mời ăn bánh gai.
4. Tôi thì nhỏ hẹp, có một huyện đảo, di tích quốc gia đặc biệt gắn với sự kiện hiệp
định Giơ-ne-vơ (Genève) được kí kết.
5. Tôi nổi tiếng với những hang động.
6. Tôi có một địa danh nổi tiếng được nhắc đến trong bài thơ của Bà Huyện Thanh
Quan và tôi là quê hương của 10 nữ thanh niên xung phong.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát thông tin gợi ý và đoán các tỉnh/thành phố tương ứng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS đưa bảng kết quả.
- GV ghi nhanh điểm số các nhóm đạt được.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: 1. Thừa Thiên Huế 2. Nghệ An 4 3. Thanh Hoá 4. Quảng Trị 5. Quảng Bình 6. Hà Tĩnh
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Theo nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01
năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kì 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2050, nước ta quy hoạch thành 6 vùng kinh tế - xã hội gồm: Trung
du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, Bắc
Trung Bộ là một bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung. Với đặc trưng địa hình có sự phân hoá rõ nét từ núi - đồi ở phía tây đến
đồng bằng – biển - đảo ở phía đông, Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để hình
thành cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; từ đó tạo thế liên hoàn trong
phát triển kinh tế theo không gian. Vậy, Bắc Trung Bộ có những thế mạnh, hạn chế
như thế nào và những đặc điểm nổi bật gì về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản?
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 21: Phát triển
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở Bắc Trung Bộ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái quát về vùng Bắc Trung Bộ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vị trí địa lí và phạm vi lãnh
thổ của vùng Bắc Trung Bộ.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I SGK
tr.108 - 109 và trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái quát vùng Bắc Trung Bộ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Khái quát
- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ chung 1 nhiệm vụ).
- Là một phần lãnh thổ của vùng Bắc
- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung;


zalo Nhắn tin Zalo