Giáo án Bài 5 Hóa học 12 Cánh Diều: Amine

157 79 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Hóa Học
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 13 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Hóa học 12 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Hóa học 12 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 12 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(157 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


CHỦ ĐỀ 3: HỢP CHẤT CHỨA NITROGEN Bài 5: AMINE I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm amine và phân loại amine (theo bậc của amine và bản chất gốc hydrocarbon).
- Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số amine theo danh pháp thế, danh pháp
gốc - chức (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5), tên thông thường của một số amine hay gặp.
- Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của amine (trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hoà tan).
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử và hình dạng phân tử methylamine và aniline.
- Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của amine: tính chất của nhóm –NH2 (tính base (với
quỳ tím, với HCl, với FeCl3), phản ứng với nitrous acid (axit nitrơ), phản ứng thế ở nhân thơm
(với nước bromine) của aniline (anilin), phản ứng tạo phức của methylamine (hoặc ethylamine) với Cu(OH)2.
- Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của dung dịch methylamine
(hoặc ethylamine) với quỳ tím (chất chỉ thị), với HCl, với iron (III) chloride (FeCl3), với
copper(II) hydroxide (Cu(OH)2); phản ứng của aniline với nước bromine; mô tả được các hiện
tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của amine.
- Trình bày được ứng dụng của amine (ứng dụng của diamine và aniline); các phương pháp điều
chế amine (khử hợp chất nitro và thế nguyên tử H trong phân tử ammonia). 2. Năng lực:
a) Năng lực chung
Tự chủ và tự học:
- Chủ động, tích cực tìm hiểu về nội dung bài học.
- Tự giác, có trách nhiệm trong việc hoàn thành các câu hỏi, bài tập về nhà. Giao tiếp và hợp tác:
- Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về các nội dung liên quan đến bài học..
- Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong
nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các
vấn đề trong bài học để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập.
b) Năng lực hóa học
- Năng lực nhận thức hóa học: HS nêu được khái niệm amine và phân loại amine (theo bậc của
amine và bản chất gốc hydrocarbon). Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số amine
theo danh pháp thế, danh pháp gốc - chức (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5), tên thông thường
của một số amine hay gặp. Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của amine (trạng thái, nhiệt độ
sôi, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hoà tan). Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử và hình
dạng phân tử methylamine và aniline. Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của amine:
tính chất của nhóm –NH2 (tính base (với quỳ tím, với HCl, với FeCl3), phản ứng với nitrous acid
(axit nitrơ), phản ứng thế ở nhân thơm (với nước bromine) của aniline (anilin), phản ứng tạo
phức của methylamine (hoặc ethylamine) với Cu(OH)2. Trình bày được ứng dụng của amine
(ứng dụng của diamine và aniline); các phương pháp điều chế amine (khử hợp chất nitro và thế
nguyên tử H trong phân tử ammonia).
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: HS thực hiện được (hoặc quan sát
video) thí nghiệm về phản ứng của dung dịch methylamine (hoặc ethylamine) với quỳ tím (chất
chỉ thị), với HCl, với iron (III) chloride (FeCl3), với copper(II) hydroxide (Cu(OH)2); phản ứng
của aniline với nước bromine; mô tả được các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của amine.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS vận dụng kiến thức kĩ năng đã học làm các bài tập thực tế về amine. 3. Phẩm chất:
- Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.
- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.
- Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.
- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.
- Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Tự giác: Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:  SGK, SGV, SBT. 
Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học
+ CH3NH2 (hoặc C2H5NH2)+Quỳ tím (chất chỉ thị) + HCl + FeCl3 + Cu(OH)2 + C6H5NH2 + nước Br2 
Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK. 2. Học sinh:
Đọc trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
a) Mục tiêu:
Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học bài mới.
b) Nội dung:
Làm việc với sách giáo khoa, quan sát hình 5.1 và trả lời câu hỏi.
Từ công thức cấu tạo của ammonia và một số amine ở Hình 5.1, hãy
a) Cho biết đặc điểm cấu tạo của amine.
b) Giải thích vì sao amine thường có tính base tươn tự ammonia.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS quan sát Hình 5.1 và đặt câu hỏi cho HS thảo luận.
GV dẫn dắt: Do có cấu tạo tương tự ammonia nên amine thường có tính base tương tự ammonia
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, phân loại và danh pháp a) Mục tiêu
:
-HS nêu được khái niệm amine và phân loại amine (theo bậc của amine và bản chất gốc hydrocarbon).
HS viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số amine theo danh pháp thế, danh pháp gốc
- chức (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5), tên thông thường của một số amine hay gặp.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời được một số câu hỏi về amine.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 4 : Viết CTCT của amin mạch hở có CTPT là C4H11N? xác định bậc amin? Gọi tên? CTCT thu gọn Tên gọi
CH3 - CH2 – CH2 – CH2– NH2 Butan – 1 - amine CH3 – CH(CH3)CH2NH2 2 – metylpropan – 1- amine
CH3 – CH2 – CH(NH2) – CH3 Butan – 2- amine CH3 – C(NH2)(CH3) – CH3 2 – metylpropan – 2- amine
- Amin C4H11N có 3 đồng phân anmin bậc 2, cụ thể: CTCT thu gọn Tên gọi
CH3 – CH2 – CH2 – NH – CH3 N-metylpropan-1-amine CH3 – CH(CH3) – NH – CH3 N-metylpropan-2-amine
CH3 – CH2 – NH - CH2 – CH3 Đimetyl amine
- Amin C4H11N có 1 đồng phân anmin bậc 3, cụ thể: CTCT thu gọn Tên gọi (CH3)2 – N – C2H5 N,N-đimetyletanamine
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm
I – KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP vụ: 1. Khái niệm:
 GV yêu cầu HS nghiên cứu - KN: Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hydrogen trong phân
SGK hoạt động cặp đôi, thảo tử ammonia bằng một hay nhiều gốc hydrocarbon thu được
luận và trả lời các câu hỏi trong amine. PHT số 1. - Thí dụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: NH3 ; C6H5NH2 ; CH3NH2
HS hoạt động cặp đôi, thảo luận CH3-NH-CH3 ; CH3-N-CH3 và trả lời câu hỏi. |
Bước 3: Báo cáo thảo luận CH3 HS trình bày kết quả
Lưu ý: Bậc của amin bằng số nguyên tử H thay thế bởi gốc
Bước 4: Kết luận, nhận định: hydrocarbon.
GV nhận xét, chốt kiến thức. - Amine bậc 1: R-NH2. - Amine bậc 2: R1-NH-R2. - Amine bậc 3: R1-N-R2 | R3
- Đặc điểm cấu tạo amine: tương tự cấu tạo của ammonia, nguyên
tử nitrogen trong phân tử amine tạo ba liên kết cộng hóa trị với
hydrogen hoặc gốc hydrocarbon, ngoài ra, nguyên tử nitrogen này
cón một cặp electron hóa trị riêng. 2. Phân loại
Amine được phân loại theo 2 cách:
- Theo loại gốc hiđrocacbon: Amine no, không no, thơm
- Theo bậc của amin: Amine bậc 1, bậc 2, bậc 3 3. Danh pháp a) Danh pháp gốc – chức
Tên gốc hydrocarbon + Amine b) Danh pháp thay thế - Tên amine bậc một:
Tên hydrocarbon (bỏ e) – vị trí nhóm NH2 - Amine - Tên amine bậc hai:
N- tên gốc hydrocarbon + tên hydrocarbon mạch dài nhất (bỏ e) - Tên amine bậc ba:
N- tên gốc hydrocarbon thứ nhất - N- tên gốc hydrocarbon thứ
hai + tên hydrocarbon mạch dài nhất (bỏ e)- vị trí nhóm chức amine-amine Thí dụ:
c) Tên riêng: một số amine có tên riêng Thí dụ: C6H5NH2: aniline
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí


zalo Nhắn tin Zalo