Giáo án Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 Lịch sử 12 Cánh diều

25 13 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 44 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Lịch sử 12 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử 12 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 12 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(25 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


BÀI 6: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 (1 TIẾT) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
Sau khi học xong bài, HS có thể:
- Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của
Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Nêu được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Phân tích được ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 2. Năng lực - Năng lực chung
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc thực hiện nhiệm
vụ một cách độc lập, thể hiện sự sáng tạo.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thể hiện thông qua hoạt động cặp
đôi/nhóm, trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm.
+ Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc tìm hiểu tư liệu thực hiện các
nhiệm vụ học tập mở rộng, nâng cao.
- Năng lực đặc thù
+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác sách giáo khoa, tranh
ảnh để trình bày về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng
tháng Tám năm 1945; nêu nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư
liệu để phân tích ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 3. Về phẩm chất 1
- Yêu nước: Biết ơn với các thế hệ đi trước đã chiến đấu, hi sinh để giành độc lập dân tộc.
- Trách nhiệm: Có ý thức, trách nhiệm với học tập và cuộc sống để xây
dựng và bảo vệ độc lập Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy và bài trình chiếu Powerpoint - Phiếu học tập
- Máy tính (điện thoại) kết nối máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, sách bài tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú, vui vẻ cho HS trước khi học bài mới;
- HS được kích thích trí tưởng tượng, tính tò mò, mong muốn được tìm hiểu nội dung bài mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS
tham gia trò chơi “Chiếc hộp âm
nhạc”, yêu cầu HS: đoán tên bài hát
c. Sản phẩm học tập: Tên các bài
hát liên quan đến cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm và giới thiệu luật chơi. 2 - Luật chơi:
+ GV đưa ra các hộp quà bí ẩn (mỗi hộp quà chứ giai điệu của một bài hát).
+ Đại diện các nhóm lần lượt chọn các hộp quà cho nhóm mình. Khi hộp
quà được mở ra, giai điệu của bài hát sẽ vang lên (15-20 giây). Nhóm cần
đưa ra câu trả lời về tên bài hát.
+ Nếu trả lời đúng, được 1 điểm. Trả lời sai, nhường cơ hội cho các nhóm
còn lại (đại diện các nhóm còn lại giơ tay phát biểu).
(Hình minh họa cách thể hiện trên giáo án điện tử)
* Gợi ý một số bài hát: STT Tên bài hát Nhạc sĩ 1 Mười chín tháng Tám Xuân Oanh 2 Cùng nhau đi hồng binh Đinh Nhu 3 Tiếng gọi thanh niên Lưu Hữu Phước 5 Tiến quân ca Văn Cao 6 Diệt phát xít Nguyễn Đình Thi 7 Chiến sĩ Việt Nam Văn Cao 8 Đoàn vệ quốc quân Phan Huỳnh Điểu 9 Ba Đình nắng Bùi Công Ký
- Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập 3
+ HS làm việc nhóm, lắng nghe giai điệu của bài hát, kết hợp hiểu biết
của bản thân, thực hiện nhiệm vụ.
+ GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi
+ HS khác nhận xét, bổ sung
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức: Hình ảnh trên phản ánh về sự
kiện: Chiến thắng Điện Biên Phủ.
+ GV dẫn dắt vào bài mới: Những ca khúc trên đều ra đời ở thời điểm cả
dân tộc đang vùng lên đấu tranh giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Đông Dương. Những bản hùng ca này, không chỉ mang
tính thời sự, phản ánh khí thế sôi sục của Cách mạng tháng Tám năm
1945 mà còn cổ vũ, thúc giục toàn dân Việt Nam chiến đấu và chiến
thắng. Vậy, cuộc Cách mạng tháng Tám bùng nổ trong bối cảnh lịch sử
nào, diễn biến ra sao? Vì sao cuộc cách mạng này giành thắng lợi? Cách
mạng tháng Tám có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau
tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Cách mạng năm 1945
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày khái quát được bối cảnh
lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1
SGK tr.29 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày khái quát về bối
cảnh lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về bối cảnh lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
d. Tổ chức thực hiện: 4


zalo Nhắn tin Zalo