Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
BÀI 6: THỦY VĂN VIỆT NAM
( Thời gian thực hiện: 3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực
1.1. Năng lực đặc thù môn Địa lí.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.
+ Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn
+ Sử dụng các tranh ảnh, video, tài liệu liên quan đến sông ngòi, hồ đầm để xác định
các đặc điểm, vai trò và tầm quan trọng việc sử dụng tài nguyên nước.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để tìm
hiểu đặc điểm chế độ nước của sông ngòi hoặc xác định được vai trò hồ tự nhiên, hồ
nhân tạo ở địa phương. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập tìm hiểu về đặc điểm mạng lưới
sông và chế độ nước sông; hồ, đầm và tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài
nguyên nước ta ở các lưu vực sông.
+ Biết tìm kiếm các kiến thức về thủy văn của nước ta nói chung và địa phương nói riêng.
+ Biết đánh giá được kết quả bản thân đạt được sau từng hoạt động trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành thông qua các hoạt động làm việc cá
nhân, theo nhóm, cặp và quá trình tham gia tích cực vào giờ học trên lớp và các qua các dự án học tập.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện vấn đề qua các tình huống học tập
và sáng tạo trong cách thể hiện bài nhóm. 2. Về phẩm chất
Bài học góp phần hình thành cho học sinh các phẩm chất như:
+ Chăm chỉ thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động học tập.
+ Có ý thức trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường ở địa phương, chung tay bảo vệ nguồn nước sạch.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Phiếu học tập.
- Bản đồ các lưu vực hệ thống sông ở Việt Nam, của sông Hồng, sông Thu Bồn, sông Mê-Kong.
- Tranh ảnh về sông, hồ đầm và các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu/ khởi động
a. Mục tiêu: Xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học và tạo hứng thú cho HS.
b. Nội dung: GV gợi HS nhớ lại truyện truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy tinh. Yêu cầu
HS cho biết: Ý nghĩa của truyền thuyết này giải thích hiện tượng gì ở nước ta? Qua đó
thể hiện ước mơ gì của người dân.
c. Sản phẩm: Các ý kiến của HS. (Giải thích hiện tượng lũ lụt diễn ra hàng năm của
nước ta và ước mơ có một sức mạnh lớn lao có thể chế ngự thiên tai). d. Tổ chức thực hiện. - Bước 1:
+ GV chiếu hình ảnh về truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh(Nếu HS không nhớ có thể GV
hoặc 1 bạn HS khác nhắc lại các sự kiện chính).
+ Yêu cầu HS cho biết: Ý nghĩa của truyền thuyết này giải thích hiện tượng gì ở nước
ta? Qua đó thể hiện ước mơ gì của người dân.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Bước 2: HS ghi ý kiến của mình.
- Bước 3: GV gọi một số HS chia sẻ các ý kiến các học sinh khác bổ sung. GV cho
HS kết nối kiến thức đã học để giải thích thêm vì sao hằng năm nước ta thường bị lũ lụt?
- Bước 4: GV dựa vào những hiểu biết HS đã chia sẻ để dẫn dắt vào bài
Việt Nam là một nước nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc điểm sông ngòi ngay từ thời
Hùng vương vấn đề trị thủy và khai thác, sử dụng nguồn nước vào đời sống sinh hoạt,
sản xuất đã được coi trọng. Là con cháu của vua Hùng chúng ta sẽ tiếp tục công việc
chế ngự và khai thác hiệu quả các nguồn nước. Nhưng làm sao để hiệu quả chúng ta
cần phải hiểu rõ được đặc điểm thủy văn của nước mình. Vậy trong bài học này chúng
ta sẽ đi xây dựng một câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thời hiện đại. Những ai sẽ ủng
hộ Thủy Tinh sẽ di chuyển qua bên tay phải của cô, những ai ủng hộ Sơn tinh sẽ di
chuyển qua tay trái. Trong nhóm chọn ra ai sẽ là Sơn Tinh, ai sẽ là Thủy Tinh để gặp
vua Hùng nhận các thử thách. Các hoạt động trong bài học là cuộc tranh tài của cư
dân vùng núi cao Sơn Tinh và vùng biển cả Thủy Tinh.
GV vào vai vua Hùng: Hỡi các vị thần trên núi dưới biển, vua Hùng xưa yêu cầu sính
lễ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao nhưng vua Hùng nay sẽ đưa ra cho
thần dân các vùng đất 5 thử thách, vị thần nào thắng nhiều hơn sẽ không chỉ giành
được Mị Nương trong truyền thuyết mà còn cả những phần thưởng hấp dẫn mà thần
dân nào cũng yêu thích ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Liệu kết thúc của truyện cổ hiện đại có giống với truyền thuyết hay không chúng ta sẽ cùng chờ nhé.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông a. Mục tiêu:
+ Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
+ Xác định được bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
b. Nội dung: HS thực hiện thử thách đầu tiên của vua Hùng, thảo luận hoàn thành sính
lễ đầu tiên là sơ đồ tư duy đặc điểm mạng lưới sông và bảng thông tin so sánh chế độ
nước của một số hệ thống sông lớn ở từng khu vực.
c. Sản phẩm: Bài làm của các nhóm học sinh d. Tổ chức thực hiện
Thử thách 1: Ai sẽ là người sớm nhất dâng bí mật của sông ngòi đất Việt. Bước 1:
- Trong thời gian 90 giây, Sơn Tinh và Thủy Tinh hãy chia quân của mình thành các nhóm từ 4 – 6 người.
- Trong thời gian 10 phút, dựa vào phần 1. SGK trang 119 cùng hiểu biết của các vị
thần, các nhóm dân hãy trao đổi thảo luận phác thảo sơ đồ tư duy đặc điểm mạng lưới
sông của đất Việt. Mỗi vị thần hãy chọn 3 bản sơ đồ bí mật đặc điểm sông ngòi nước
ta dâng vua Hùng sau thời gian 5 phút.
- Tiêu chí để chọn người thắng cuộc: Ngoài nhanh, cần đẹp, sáng tạo và ai đọc cũng
dễ ghi nhớ được bí mật. Đặc biệt thần dân bên nào mô tả lưu loát sơ đồ thì ta còn
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Giáo án Bài 6 Địa lí 8 Kết nối tri thức (2024): Thuỷ văn Việt Nam
737
369 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Địa lí 8 Kết nối tri thức.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(737 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Địa Lý
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 8
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
BÀI 6: THỦY VĂN VIỆT NAM
( Thời gian thực hiện: 3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
1.1. Năng lực đặc thù môn Địa lí.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống
sông lớn.
+ Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn
+ Sử dụng các tranh ảnh, video, tài liệu liên quan đến sông ngòi, hồ đầm để xác định
các đặc điểm, vai trò và tầm quan trọng việc sử dụng tài nguyên nước.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để tìm
hiểu đặc điểm chế độ nước của sông ngòi hoặc xác định được vai trò hồ tự nhiên, hồ
nhân tạo ở địa phương.
Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập tìm hiểu về đặc điểm mạng lưới
sông và chế độ nước sông; hồ, đầm và tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài
nguyên nước ta ở các lưu vực sông.
+ Biết tìm kiếm các kiến thức về thủy văn của nước ta nói chung và địa phương nói
riêng.
+ Biết đánh giá được kết quả bản thân đạt được sau từng hoạt động trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành thông qua các hoạt động làm việc cá
nhân, theo nhóm, cặp và quá trình tham gia tích cực vào giờ học trên lớp và các qua
các dự án học tập.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện vấn đề qua các tình huống học tập
và sáng tạo trong cách thể hiện bài nhóm.
2. Về phẩm chất
Bài học góp phần hình thành cho học sinh các phẩm chất như:
+ Chăm chỉ thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động học tập.
+ Có ý thức trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường ở địa phương, chung tay bảo vệ
nguồn nước sạch.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Phiếu học tập.
- Bản đồ các lưu vực hệ thống sông ở Việt Nam, của sông Hồng, sông Thu Bồn, sông
Mê-Kong.
- Tranh ảnh về sông, hồ đầm và các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu/ khởi động
a. Mục tiêu: Xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học và tạo hứng
thú cho HS.
b. Nội dung: GV gợi HS nhớ lại truyện truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy tinh. Yêu cầu
HS cho biết: Ý nghĩa của truyền thuyết này giải thích hiện tượng gì ở nước ta? Qua đó
thể hiện ước mơ gì của người dân.
c. Sản phẩm: Các ý kiến của HS. (Giải thích hiện tượng lũ lụt diễn ra hàng năm của
nước ta và ước mơ có một sức mạnh lớn lao có thể chế ngự thiên tai).
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1:
+ GV chiếu hình ảnh về truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh(Nếu HS không nhớ có thể GV
hoặc 1 bạn HS khác nhắc lại các sự kiện chính).
+ Yêu cầu HS cho biết: Ý nghĩa của truyền thuyết này giải thích hiện tượng gì ở nước
ta? Qua đó thể hiện ước mơ gì của người dân.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Bước 2: HS ghi ý kiến của mình.
- Bước 3: GV gọi một số HS chia sẻ các ý kiến các học sinh khác bổ sung. GV cho
HS kết nối kiến thức đã học để giải thích thêm vì sao hằng năm nước ta thường bị lũ
lụt?
- Bước 4: GV dựa vào những hiểu biết HS đã chia sẻ để dẫn dắt vào bài
Việt Nam là một nước nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc điểm sông ngòi ngay từ thời
Hùng vương vấn đề trị thủy và khai thác, sử dụng nguồn nước vào đời sống sinh hoạt,
sản xuất đã được coi trọng. Là con cháu của vua Hùng chúng ta sẽ tiếp tục công việc
chế ngự và khai thác hiệu quả các nguồn nước. Nhưng làm sao để hiệu quả chúng ta
cần phải hiểu rõ được đặc điểm thủy văn của nước mình. Vậy trong bài học này chúng
ta sẽ đi xây dựng một câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thời hiện đại. Những ai sẽ ủng
hộ Thủy Tinh sẽ di chuyển qua bên tay phải của cô, những ai ủng hộ Sơn tinh sẽ di
chuyển qua tay trái. Trong nhóm chọn ra ai sẽ là Sơn Tinh, ai sẽ là Thủy Tinh để gặp
vua Hùng nhận các thử thách. Các hoạt động trong bài học là cuộc tranh tài của cư
dân vùng núi cao Sơn Tinh và vùng biển cả Thủy Tinh.
GV vào vai vua Hùng: Hỡi các vị thần trên núi dưới biển, vua Hùng xưa yêu cầu sính
lễ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao nhưng vua Hùng nay sẽ đưa ra cho
thần dân các vùng đất 5 thử thách, vị thần nào thắng nhiều hơn sẽ không chỉ giành
được Mị Nương trong truyền thuyết mà còn cả những phần thưởng hấp dẫn mà thần
dân nào cũng yêu thích ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Liệu kết thúc của truyện cổ hiện đại có giống với truyền thuyết hay không chúng ta sẽ
cùng chờ nhé.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông
a. Mục tiêu:
+ Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống
sông lớn.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Xác định được bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
b. Nội dung: HS thực hiện thử thách đầu tiên của vua Hùng, thảo luận hoàn thành sính
lễ đầu tiên là sơ đồ tư duy đặc điểm mạng lưới sông và bảng thông tin so sánh chế độ
nước của một số hệ thống sông lớn ở từng khu vực.
c. Sản phẩm: Bài làm của các nhóm học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Thử thách 1: Ai sẽ là người sớm nhất dâng bí mật của sông ngòi đất Việt.
Bước 1:
- Trong thời gian 90 giây, Sơn Tinh và Thủy Tinh hãy chia quân của mình thành các
nhóm từ 4 – 6 người.
- Trong thời gian 10 phút, dựa vào phần 1. SGK trang 119 cùng hiểu biết của các vị
thần, các nhóm dân hãy trao đổi thảo luận phác thảo sơ đồ tư duy đặc điểm mạng lưới
sông của đất Việt. Mỗi vị thần hãy chọn 3 bản sơ đồ bí mật đặc điểm sông ngòi nước
ta dâng vua Hùng sau thời gian 5 phút.
- Tiêu chí để chọn người thắng cuộc: Ngoài nhanh, cần đẹp, sáng tạo và ai đọc cũng
dễ ghi nhớ được bí mật. Đặc biệt thần dân bên nào mô tả lưu loát sơ đồ thì ta còn
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
được cộng điểm thêm
Bước 2: HS vào vai quân của các vị thần thảo luận theo nhóm vẽ sơ đồ tư duy về đặc
điểm mạng lưới sông ngòi.
Bước 3: GV chiếu bản đồ sông ngòi VN, cho các nhóm trưng bày, chọn mỗi bên 1
SP cho HS lên báo cáo, thảo luận. GV mở rộng cho HS giải thích nguyên nhân từng
đặc điểm của mạng lưới sông nước ta.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức và công bố kết quả
thử thách 1.
Thử thách 2: Giải pháp chế ngự thủy chế sông một số hệ thống sông lớn
Bước 1:
- Yêu cầu 1: GV chiếu bản đồ các lưu vực hệ thống sông lớn: Yêu cầu HS dựa trên
bản đồ xác định các lưu vực hệ thống sông lớn. Có 1 phút để nhóm hội ý và đề xuất ai
sẽ lên dự thi.
- Yêu cầu 2:
+ Các vị thần hãy chia quân mình thành cặp
+ Các cặp thảo luận tìm đặc điểm sông ngòi ở từng khu vực và đề ra giải pháp trị thủy
cho từng vùng miền theo mẫu vua Hùng phát. (Phụ lục)
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Thời gian 10 phút.
+ Sau 10 phút, quân dân của các vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh thảo luận nhóm lớn,
tổng kết ý kiến và chọn SP nộp vua Hùng tham gia thử thách sau 5 phút. Vua có thể
chỉ định bất kì một thần dân của các vị thần lên thuyết trình lại để đánh giá cả nhóm.
+ Vị thần nào nộp được bài sớm và đưa ra đặc điểm chế độ nước sông của từng khu
vực cũng như giải pháp sẽ thắng cuộc.
- Lưu ý ở thử thách 2: Nhóm vị thần nào thắng ở nhiều yêu cầu hơn sẽ chiến thắng.
Bước 2: HS các nhóm chú ý lắng nghe, quan sát và tham gia các yêu cầu.
Bước 3: GV cho các nhóm thi từng yêu cầu, nhóm nào lên trình bày thì nhóm còn lại
sẽ nhận xét bổ sung, thảo luận
+ Yêu cầu 1: Mỗi nhóm sẽ có 1 HS lên chỉ bản đồ
+ Yêu cầu 2: GV chỉ định 1 HS bất kì sẽ lên báo cáo lại SP đã dự thi
Bước 4: GV đánh giá, nhận xét ở từng yêu cầu và chuẩn kiến thức sau yêu cầu 2 đề
công bố nhóm thắng cuộc. GV chiếu một số hình ảnh của 3 hệ thống sông.
(Để chuẩn bị thử thách sau, GV cho HS về nhà sưu tầm các hồ đầm ở Việt Nam)
Tiêu chí HT sông Hồng HT sông Thu Bồn HT sông Mê Công
Phân bố
Mi
ền Bắc Bộ
Duyên hải miền
Trung
Chảy qua 6 quốc gia, hạ
lưu thuộc Miền Nam VN.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đặc điểm
mạng lưới
-
Hư
ớng chảy: TB
-
ĐN
- Lớn thứ hai của nước ta.
- Chiều dài chảy trên lãnh
thổ nước ta 556km.
- Có 600 phụ lưu với 2
phụ lưu chính: Sông Đà
và sông Lô.
- Mạng lưới hình nan
quạt
-
Tây
–
Đông.
- Chiều dai 205 km,
với 78 phụ lưu dài
trên 10km.
- Sông, suối trong
hệ thống ngắn và
dốc lưu vực nhỏ.
- Mạng lưới nan
quạt
-
Tây B
ắc
–
Đông Nam
- Lưu vực trên lãnh thổ
VN dài hơn 230 km.
- Có 286 phụ lưu.
- Mạng lưới sông hình
lông chim.
- Hai nhánh sông lớn là
sông Tiền và sông Hậu
chia ra nhiều sông nhỏ và
kênh rạch chằng chịt.
Chế độ
nước sông
-
Mùa l
ũ từ tháng 6
-
10.
- Mùa lũ chiếm 75 – 80%
tổng lượng nước cả năm.
- Mùa cạn từ 11 – 5
chiếm 25% tổng lượng
nước.
- Mạng lưới nan quạt nên
lũ lên nhanh, đột ngột
- Mùa lũ 3 tháng từ
tháng 9 – 12 và tập
trung 65% tổng
lượng nước.
- Mùa cạn kéo dài 1
– 8 chiếm 35%
lượng nước.
- Lũ lớn, lên nhanh
và rút nhanh
- Mùa lũ khoảng 5 tháng
từ tháng 7 – 11, chi
ếm
80% tổng lượng nước cả
năm.
- Mùa cạn tháng 12 – 6
lượng nước chiếm 20%.
- Lũ lên chậm và xuống
chậm
Giải pháp
chế ngự
thủy chế
- Xây dựng hệ thống đề
điều kiên cố phòng chống
lũ.
- Xây dựng đê điều
và luôn có phương
án di dân nhanh
chóng khi có lũ.
- Sống chung với lũ, khai
thác tiềm năng lợi ích từ
lũ.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 2: Tìm hiểu hồ đầm.
a. Mục tiêu:
- Phân tích được vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất và sinh hoạt.
b. Nội dung: HS tham gia thử thách 3 – Ai hiểu hơn về nội tình đất Việt. HS sẽ đấu
trực tiếp kể tên các hồ, đầm của nước ta và những vai trò của hồ đầm trong sản xuất
và sinh hoạt.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
2. Hồ và đầm
Việt Nam có nhiều hồ, đầm phân bố rộng khắp cả nước
- Hồ, đầm có nguồn gốc tự nhiên: Hồ tây, hồ gươm, hồ Ba bề, hồ Tơ – Nưng..
- Hồ đầm nhân tạo: như các hồ thủy lợi, thủy điện, hồ điều hòa…
Vai trò
- Trong sản xuất:
Ngành nông nghiệp:
+ Cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi.
+ Là mặt nước để nuôi trồng và đánh bắt thủy sản như đầm phá Tam Giang, đầm
Thị Nại…
Công nghiệp:
+ Các hồ thủy điện (Hòa Bình, Sơn La,I-aly…
+ Cung cấp nước cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, khai khoáng.
Dịch vụ:
+ giá trị về giao thông.
+ Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng như hồ Tơ – Nưng, Ba Bể, Núi Cốc…
Trong sinh hoạt:
+ Cung cấp nước ngọt.
+ Đóng vai trò đảm bảo an ninh nguồn nước nhất là khu vực có mùa khô sâu
sắc.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Trong tự nhiên: Điều hòa không khí, điều tiết nước, môi trường sống của nhiều
sinh vật, dự trữ nước….
d. Tổ chức thực hiện.
Bước 1:
- Thử thách 3 là một thử thách rất thú vị, kích thích sự hiểu biết chuyên sâu đến từng
địa phương của đất Việt.
- Quân thần của Thủy Tinh và Sơn Tinh sẽ cùng tham gia đối đầu trực tiếp dưới sự
giám sát của vua Hùng.
- Mỗi vị thần hãy cử 1 thư kí lên bảng để ghi kết quả ở từng yêu cầu:
+ Vòng 1: Dựa vào hình 6.1 và SGK, mỗi bên hãy thi đấu “đối mặt” kể tên và phân bố
các hồ đầm ở Việt Nam. Lưu ý mỗi lần đấu chỉ kể 1 tên, bên nào sau thời gian chờ 30
giây không kể nối tiếp được sẽ thất thua cuộc. Các đội không kể lặp lại cả 2 đội.
+ Vòng 2: Trong thời gian 2 phút liệt kê hết tất cả những vai trò và ví dụ của hồ đầm
trong sản xuất, sinh hoạt. Đội vị thần nào có nhiều thần dân viết ra giấy được nhiều
vai trò hơn sẽ giành được chiến thắng.
+ Vòng 3: Dựa trên thông tin 2 vòng, mỗi bên được hội ý 2 phút và GV sẽ bốc thăm
tên của một thần dân lên thuyết minh lại đặc điểm, vai trò hồ đầm của đất nước Việt
để vua Hùng đánh giá người thắng cuộc thử thách 3.
Bước 2: HS kết hợp SGK hiểu biết của bản thân, làm việc cá nhân và thảo luận chung
nhóm để tham gia thử thách.
Bước 3: Ở từng vòng 1, 2 GV chiếu bản đồ hình 6.1 cho HS báo cáo trực tiếp. Ở
vòng 3 gọi 2 HS ở từng đội lên trình bày, các HS khác được bổ sung.
Bước 4: GV đánh giá hoạt động, chuẩn kiến thức bằng chiếu hình ảnh ví dụ cho từng
vai trò và công bố người thắng cuộc thử thách 3.
Hoạt động 3.Tìm hiểu nước ngầm
a. Mục tiêu:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Phân tích được vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất và sinh hoạt.
b. Nội dung: HS tham gia thử thách 4, rung chuông vàng.
c. Sản phẩm: Các ý kiến của HS
3. Nước ngầm
- Nước ta có nguồn nước ngầm khá phong phú và đa dạng.
- Tập trung nhiều ở ĐBSH và ĐBSCL
- Vai trò
+ Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt
+ Cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
+ Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chưa bệnh …: Kim Bôi (Hòa Bình), Vĩnh Hảo (Bình
Thuận), Quang Hanh (Quảng Ninh)….
d. Tổ chức thực hiện.
Bước 1:
- GV giới thiệu thử thách 4: Ở thử thách này, yêu cầu nội dung không khó nhưng rất
gay cấn vì sẽ loại trực tiếp. Đến câu hỏi cuối cùng bên đội chơi nào còn nhiều thần
dân hơn sẽ chiến thắng. Giả sử có 1 câu hỏi nào đó mà tất cả thần dân 2 bên bị sai loại
hết, các vị thần lúc này sẽ tham gia trò chơi nhỏ của vua Hùng để cứu.
- GV cho HS đọc lại nội dung phần III trang 119 SGK, trước khi tổ chức cuộc thi
“Trạng nguyên đất Việt”
- Luật chơi:
+ Có 5 câu hỏi từ mức độ dễ đến khó.
+ Mỗi câu có 1 phút để các thần dân ghi đáp án to lên bảng, giấy.
+ Thần dân nào không ghi được đáp án đúng hoặc đáp án sai bị loại trực tiếp
+ Các vị thần sẽ theo dõi chéo nhau.
+ Kết thúc câu 5, số thần dân bên nào còn nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.
Câu 1: Những tính từ nào thể hiện đặc điểm chung của nguồn nước ngầm đất Việt?
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đáp án: phong phú, đa dạng, dồi dào.
Câu 2: Nước ngầm có vai trò cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt ở các
vùng nào?
Đáp án: Vùng khan hiếm nước mặt như Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Câu 3: Ý nào sau đây không phải là vai trò của nước ngầm
A. Phục vụ ngành công nghiệp, nông nghiệp.
B. Phục vụ giao thông đường thủy.
C. Phụ vụ ngành du lịch nghỉ dưỡng.
D. Cung cấp nước sinh hoạt cho con người.
Câu 4: Dựa vào bản đồ H 3.3 (SGK trang 111) sắp xếp nơi phân bố của các nguồn
nước khoáng sau:
Nguồn nước khoáng Nơi phân bố
Kim Bôi
A.
Quảng Ninh
B.
Bình Thuận
Vĩnh Hảo
C.
Hòa Bình
Đáp án: 1. C, 2. A, 3. B
Câu 5: Theo em,nguồn nước khoáng Kim Bôi – Hòa Bình đã được khai thác trong
phục vụ cho những hoạt động nào?
Đáp án: Công nghiệp nước khoáng Kim Bôi, du lịch suối khoáng Kim Bôi, cung cấp
nước tưới tiêu và sinh hoạt cho người dân địa phương.
Bước 2: HS lắng nghe, đọc SGK và tham gia trả lời từng câu hỏi.
Bước 3: GV cho HS giơ đáp án từng câu, gọi 1- 2 HS có đáp án đúng/ sai phát biểu
để phân tích vai trò của nước ngầm.
Bước 4: GV công bố kết quả thắng cuộc và chốt lại kiến thức giới thiệu thông tin về
các nguồn nước khoáng.
3. Hoạt động luyện tập.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
a. Mục tiêu: Luyện tập, kiểm tra củng cố kiến thức.
b. Nội dung: HS dựa trên kiên thức đã học để đưa ra mối quan hệ giữa chế độ mưa và
chế độ nước của một hệ thống sông lớn.
c. Sản phẩm: Bài làm của HS
d. Tổ chức thực hiện.
Bước 1: GV thử thách 5: Cái kết của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thời hiện đại
- GV yêu cầu các vị thần có thể cho các thần dân của mình lập lại thời gian mùa lũ và
mùa cạn của 3 hệ thống sông theo mẫu sau và chọn chế độ nước của 1 sông thảo luận
lí giải hiện tượng hằng năm “Thủy tinh lại dâng nước lên” vào thời gian đó.
- Thời gian: 5 phút
Chế độ nước
Hệ thống sông
Hồng
Hệ thống sông
Thu Bồn
Hệ thống sông
Mê Công
Th
ời gian m
ùa l
ũ
Thời gian mùa cạn
Bước 2: HS trao đổi theo cặp hoặc nhóm 3 để tìm ra mối quan hệ giữa chế độ mưa và
chế độ nước của hệ thống sông.
Bước 3: GV cho đại diện một số HS ở các nhóm trình bày đưa ý kiến.
Bước 4: GV nhận xét đánh giá và khẳng định:
- Mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ nước của các hệ thông sống có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau.
- Sự khác nhau về thời gian mùa mưa ở các vùng miền tạo nên sự khác nhau về thời
gian lũ.
- Biết rõ mối quan hệ của khí hậu và thủy văn từng vùng miền để con người có biện
pháp thể “trị thủy” thành công và khai thác hiệu quả tối đa nguồn lợi tài nguyên nước.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây chính là sức mạnh của Sơn Tinh khiến Thủy Tinh dù năm nào cũng khiêu
chiến nhưng vẫn bị thua.
- GV công bố bên thắng cuộc 2 vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh qua các thử thách để
trao thưởng.
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng, kết nối được kiến thức, kĩ năng đã học để liên hệ địa phương
nơi em sinh sống.
b. Nội dung: GV có thể chọn 1 trong 2 nhiệm vụ cho HS vận dụng
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV cho HS lựa chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Sưa tầm thông tin và trình bày vai trò của một hồ tự nhiên hoặc hồ nhân
tạo mà em biết ở địa phương hoặc ở nước ta.
Nhiệm vụ 2: HS đọc đoạn thông tin:
“ Lũ không còn là sự lo lắng sợ hãi của người dân nơi đây. Người dân mong chờ mùa
lũ đến vì đây cũng là mùa khai thác, mùa mưu sinh. Nhờ có lũ, hàng nghìn héc- ta đất
được thau chua, rửa mặn, nhiều mầm bệnh cũng theo lũ cuốn đi, đồng ruộng được bồi
đắp thêm một lớp phù sa, đặc biệt là nguồn lợi từ thủy sản. “Sông chung với lũ” là
phương châm của người dân vùng đồng bằng này.
a. Cho biết đoạn thông tin trên đề cập mùa lũ ở hệ thống sông nào?
b. Tại sao người dân nơi đây lại đưa ra phương châm “sống chung với lũ”? Em biết các
giải pháp để họ thích nghi với lũ là gì?
Bước 2: HS lựa chọn nhiệm vụ có thể làm cá nhân hoặc cặp đôi trên lớp hoặc về nhà.
Bước 3: GV cho một số HS chia sẻ bài làm của mình.
Bước 4: GV cho HS nộp bài và đánh giá chấm điểm.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
IV. PHỤ LỤC
PHIẾU TÌM HIỂU CHẾ ĐỘ NƯỚC CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG SÔNG LỚN
Họ và tên:…………………………………………………..Lớp……………..
Dựa vào thông tin SGK trang 117, bảng 7 và hiểu biết của bản thân, thảo luận hoàn
thiện thông tin theo bảng sau
Tiêu chí HT sông Hồng
HT sông Thu
Bồn
HT sông Cửu Long
Phân bố
Đặc điểm
mạng lưới
sông
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Chế độ
nước sông
Giải pháp
chế ngự
thủy chế