Giáo án Cảm ứng ở động vật Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

63 32 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Sinh Học
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 42 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Sinh học 11 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(63 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../...
BÀI 17. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
- Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ), phân biệt được hệ thần kinh dạng ống với hệ thần
kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch; nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần
kinh; mô tả được cấu tạo synapse và quá trình truyền tin qua synapse.
- Nêu được khái niệm phản xạ và phân tích được một cung phản xạ.
- Nêu được các dạng thụ thể, vai trò của chúng; vai trò các cảm giác vị giác, xúc
giác và khứu giác trong cung phản xạ.
- Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của các cơ quan cảm giác;
đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ.
- Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Nêu được đặc
điểm và phân loại được phản xạ không điều kiện. Trình bày được đặc điểm, các
điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được các ví dụ minh họa.
- Giải thích được cơ chế giảm đau khi uống và tiêm thuốc giảm đau.
- Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh, đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh. 2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập về cảm ứng ở động vật.
+ Biết tránh các tệ nạn xã hội như không dùng các chất kích thích, chất gây nghiện.


- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm
soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các tình huống khi học tập
về cảm ứng ở động vật; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập,
trong cuộc sống có liên quan đến cảm ứng ở động vật.
Năng lực sinh học
- Năng lực nhận thức sinh học:
+ Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
+ Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ), phân biệt được hệ thần kinh dạng ống với hệ thần
kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch;
+ Dựa vào hình vẽ, nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh;
+ Dựa vào sơ đồ mô tả được cấu tạo synapse và quá trình truyền tin qua synapse.
+ Nêu được khái niệm phản xạ.
+ Dựa vào sơ đồ, Phân tích được một cung phản xạ (các thụ thể, dẫn truyền, phân tích đáp ứng)
+ Nêu được các dạng thụ thể, vai trò của chúng (Các thụ thể cảm giác về cơ học,
Hóa học, điện nhiệt, đau);
+ Nêu được vai trò các cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác trong cung phản xạ.
+ Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của các cơ quan cảm giác (mắt, tai);
+ Phân tích được đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ.
+ Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
+ Nêu được đặc điểm và phân loại được phản xạ không điều kiện. Lấy được các ví dụ minh họa.
+ Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện.
Lấy được các ví dụ minh họa.


+ Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh như mất khả năng vận động,
mất khả năng cảm giác,...
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Vận dụng hiểu biết về hệ thần kinh để giải thích được cơ chế giảm đau khi uống và tiêm thuốc giảm đau.
+ Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh: Không lạm dụng chất kích thích;
phòng chống nghiện và cai nghiện các chất kích thích. 3. Phẩm chất
- Nhân ái: Chủ động tham gia và tích cực vận động người khác tham gia vào các
hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội như không dùng các chất kích thích, chất gây nghiện.
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn
để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
- Đoạn phim về phản xạ giật đầu gối và các hình ảnh liên quan đến bài học. - Phiếu học tập
2. Đối với học sinh
- SHS sinh học 11 chân trời sáng tạo.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi mở đầu giúp học sinh hứng thú và chú ý vào bài học mới.


b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
c) Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:
“Trong kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể kích thích phản xạ giật đầu gối bằng cách
dùng một cây búa gõ nhẹ vào phần gân ở khớp gối (Hình 17.1), kết quả là gây nên
phản xạ giật đầu gối. Tại sao việc kích thích phản xạ giật đầu gối có thể kiểm tra
được chức năng của hệ thần kinh”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
- GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.
Bước 4: Kết luận và nhận xét: Đáp án:
Vì khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào xương bánh chè → kích thích vào cơ quan thụ
cảm → phát sinh 1 xung thần kinh → theo dây thần kinh hướng tâm về tủy sống →
phát đi xung thần kinh → theo dây thần kinh li tâm tới cơ đùi → cơ đùi co kéo
cẳng chân lên phía trước.


zalo Nhắn tin Zalo