Giáo án Chuyên đề Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo

231 116 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Chuyên đề, Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 196 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Giáo án Chuyên đề Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(231 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


CHUYÊN ĐỀ 1: LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM (15 tiết)
I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ 1. Kiến thức
Sau chuyên đề này, HS sẽ:
- Nêu được những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lý, thời Trần và thời Lê sơ về
kiến trúc, điêu khắc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu,....
- Liệt kê được những thành tựu nghệ thuật chính thời Mạc và nêu được những
điểm chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc.
- Nêu được những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lê trung hưng về kiến trúc điêu
khắc, mĩ thuật thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh ảnh,
tài liệu,... và phân tích được những điểm mới về nghệ thuật thời trung hưng.
- Mô tả được những nét cơ bản của nghệ thuật thời Nguyễn về kiến trúc, điêu
khắc, mĩ thuật, âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm
tranh ảnh, tài liệu,... và nêu được những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ, tự học: thông qua việc liệt kê được những thành tựu nghệ thuật chính
thời Mạc; nêu được những điểm chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc; phân
tích được những điểm mới về nghệ thuật thời Lê trung hưng.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông việc nêu được những nét cơ bản của nghệ
thuật thời Lê trung hưng về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật thông qua hoạt động
trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu; nêu được những điểm mới
của nghệ thuật thời Nguyễn.
- Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc mô tả được những nét cơ bản về nghệ
thuật thời Nguyễn về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc thông qua hoạt 1
động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu,…; nêu được những
điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn.
Năng lực riêng:
- Tìm hiểu lịch sử: Thu thập, xử lí được thông tin, sử liệu để học tập, khám phá
các lĩnh vực nghệ thuật truyền thống Việt Nam; Nêu được nét chính trong các
lĩnh vực kiến trị thời Lê sơ; những thành tựu nghệ thuật thời Mạc,thời Lê trung hưng và thời Nguyễn.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được khái niệm kiến trúc, điêu khắc, mĩ
thuật, hội hoạ, nghệ thuật cung đình, nghệ thuật dân gian; Phân tích được ảnh
hưởng của bối cảnh lịch sử, bối cảnh triều đại đối với sự phát triển của nghệ thuật;
phân tích được những điểm mới của nghệ thuật thời Lê trung hưng và thời
Nguyễn; Tóm tắt được những thành tựu chủ yếu của lịch sử nghệ thuật truyền
thống Việt Nam (kiến trúc, điều khắc, hội hoạ) và nét đặc trưng của nghệ thuật truyền thống.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận dụng được tri thức, bài học lịch sử để giải thích
những vấn để thời sự, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống (ở mức độ đơn
giản); Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn, có khả năng tự học, độc lập
trong suy nghĩ và đánh giá, giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất
- Yêu nước: Hiểu biết, tự hào và trân trọng các thành tựu, các giá trị nghệ thuật
mà các thế hệ người Việt Nam đã sáng tạo qua các thời kì lịch sử.
- Trách nhiệm: Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn và phát
huy các di sản nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, micro, bảng hoạt động nhóm, phấn,…
- Tranh, ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam. 2 - Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh
- SHS Chuyên đề học tập Lịch sử 11.
- Tranh ảnh, tư liệu về một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của các
thời kì: Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng và Nguyễn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, kích thích HS muốn khám phá về các thành tựu của
nghệ thuật truyền thống Việt Nam ngay từ đầu bài học. b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”, HS vận dụng các kiến thức đã học
về Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam để giải các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh Điện Thái Hòa trong Đại Nội Huế (Thừa
Thiên Huế), dẫn dắt và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Việt Nam còn có những thành tựu
tiêu biểu nào khác về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc? Hãy chia sẻ những
hiểu biết của em về một trong các thành tựu đó. c. Sản phẩm:
- Ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
- HS trình bày hiểu biết về một trong các thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc,
mĩ thuật, âm nhạc truyền thống Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
d.Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Ô chữ bí mật
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: HS có quyền chọn bất kì ô chữ nào để giải đố.
- GV lần lượt đọc các ô chữ: 3
+ Ô chữ số 1 ( 8 chữ cái): Tên một loại hình nghệ thuật đi cùng với kiến trúc, tô điểm cho kiến trúc.
+ Ô chữ số 2 (10 chữ cái): Kiến trúc Phật giáo tiêu biểu nổi tiếng thời Lý.
+ Ô chữ số 3 (8 chữ cái): Tôn giáo ảnh hưởng sâu đậm đến nghệ thuật kiến trúc và
điêu khắc thời Lý - Trần.
+ Ô chữ số 4 (7 chữ cái): Tên ngôi tháp nổi tiếng được xây dựng vào thời Trần.
+ Ô chữ chủ đề: 9 chữ cái.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tham gia trò chơi, giải đáp các ô chữ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện HS xung phong giải các ô chữ hàng ngang, ô chữ chủ đề.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Đ I E U K H A C 2 C H U A M O T C 0 T 3 P H A T G I A O 4 P H O M I N H
Ô CHỮ CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Ai hiểu biết hơn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh Điện Thái Hòa trong Đại Nội Huế (Thừa
Thiên Huế)và dẫn dắt: Hình dưới đây là một trong những thành tựu tiêu biểu về kiến
trúc và điêu khắc truyền thống Việt Nam. Trải qua các thời kì từ Lý, Trần đến 4


zalo Nhắn tin Zalo