Giáo án GDCD 7 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Quản lí tiền

565 283 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: GDCD
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án GDCD 7 Chân trời sáng tạo được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án GDCD 7 Chân trời sáng tạo 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa GDCD 7.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(565 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
BÀI 9. QUẢN LÍ TIỀN
Môn học: GDCD lớp 7
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là quản lí tiền hiệu quả.
- Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.
2. Về năng lực
- Nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.
- Bước dầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: có ý thức chăm chỉ lao động để tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị: giấy A3, bút dạ, nam châm, máy tính, ti vi
- Học liệu: phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động: Mở đầu ( 10 phút)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú học tập
b. Nội dung: Học sinh tìm những thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan đến
quản lí tiền
c, Sản phẩm: Những thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan đến quản lí tiền:
- Kiến tha lâu đầy tổ - Miệng ăn núi lở
- Năng nhặt chặt bị - Kiếm củi ba năm thiêu một giờ
- Tích tiểu thành đại - Ném tiền qua cửa sổ
- Đồng tiền liền khúc ruột - Tiêu tiền như phá
...
d, Tổ chức thực hiện:
Giáo viên tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Luật chơi: Trong khoảng thời gian 5 phút HS tìm các thành ngữ, tục ngữ có nội
dung liên quan đến quản lí tiền. Đội nào tìm được nhiều thành ngữ, tục ngữ theo
đúng yêu cầu hơn, đội đó thắng cuộc.
- Cách tiến hành: GV chia lớp thành 3 đội thi, các đội ghi thành ngữ, tục ngữ tìm
được ra giấy A3. Hết thời gian gọi đại diện các nhóm lên bảng dán, trình bày kết
quả
GV nhận xét kết quả thi của các đội, cho HS tìm hiểu nội dung một vài thành ngữ,
tục ngữ:
+ Kiến tha lâu đầy tổ: nhiều cái nhỏ dồn lại sẽ thành cái lớn, kiên trì và nhẫn nại
thì ắt sẽ thành công.
+ Miệng ăn núi lở: chỉ ăn mà không làm thì có bao nhiêu rồi cũng hết.
* GV chuyển ý: Các câu tục ngữ, thành ngữ mà chúng ta vừa tìm được đều liên
quan đến việc quản lí tiền. Đây chính là nội dung bài học của chúng ta.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới ( 35 phút)
2.1. Tìm hiểu thế nào là quản lí tiền hiệu quả và ý nghĩa của việc quản lí tiền
hiệu quả. ( 15 phút )
a, Mục tiêu: hiểu được thế nào là quản lí tiền hiệu quả và ý nghĩa của việc quản lí
tiền hiệu quả.
b. Nội dung: HS đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về cách sử dụng tiền thưởng của bạn T?
2. Theo em, thế nào là quản lí tiền hiệu quả
3. Việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa như thế nào?
4. Nếu có một khoản tiền tiết kiệm, em sẽ:
A. Giữ thật kĩ, không để mất đi đồng nào.
B. Mua bất cứ thứ gì mình thích với số tiền có được.
C. Phân chia thành các khoản khác nhau để sử dụng hợp lí.
D. Luôn cân nhắc kĩ trước khi sử dụng.
- Em chọn phương án nào trong những gợi ý trên? Vì sao?
- Em có suy nghĩ gì về việc quản lí tiền hiệu quả?
c, Sản phẩm:
Câu 1: Bạn T đã biết sử dụng tiền thưởng một cách hợp lí, có ích.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Câu 2: Quản lí tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
Câu 3: Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết
kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.
Câu 4: HS chọn đáp án C. Vì trong cuộc sống chúng ta có nhiều việc phải chi tiêu.
Quản lí tiền hiệu quả không phải là giữ tiền thật kĩ, không dám tiêu đồng nào cũng
không phải dùng tiền để mua mọi thứ mình thích cho đến khi hết tiền mà phải chi
tiêu hợp lí, có ý nghĩa.
d. Tổ chức thực hiện
- Yêu cầu HS đọc tình huống, đọc bài tập trắc nghiệm trao đổi cặp đôi và trả lời
câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS có khó khăn trong học tập bằng việc đặt thêm câu hỏi
phụ.
- HS theo dõi, trao đổi và nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung:
+ Quản lí tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
+ Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết
kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.
2.2. Tìm hiểu về nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả ( 10 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.
b. Nội dung: HS thuyết trình trước lớp về từng nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả:
- Nguyên tắc 1: Chi tiêu hợp lí
- Nguyên tắc 2: Tiết kiệm thường xuyên
- Nguyên tắc 3: Tăng nguồn thu
c, Sản phẩm:
- Nguyên tắc 1: Chi tiêu hợp lí
Ưu tiên những thứ mình cần hơn những thứ mình muốn. Chi tiêu phải có sự cân
nhắc.
- Nguyên tắc 2: Tiết kiệm thường xuyên
Tiết kiệm ít nhất 10% thu nhập để dự phòng trường hợp rủi ro như ốm đau, thất
nghiệp, già yếu...
- Nguyên tắc 3: Tăng nguồn thu
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Phải chăm chỉ lao động, tăng thêm thu nhập của bản thân bằng những việc làm
chân chính để có thêm tích lũy.
b, Tổ chức thực hiện
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 nguyên tắc quản lí tiền hiệu
quả.
- HS đọc 3 nguyên tắc thảo luận sau đó cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận.
- GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:
Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả:
+ Nguyên tắc 1: Chi tiêu hợp lí
+ Nguyên tắc 2: Tiết kiệm thường xuyên
+ Nguyên tắc 3: Tăng nguồn thu
2.3. Tìm hiểu cách tạo nguồn thu nhập của cá nhân. (10 phút)
a, Mục tiêu: Bước đầu HS biết cách tạo nguồn thu nhập của cá nhân
b, Nội dung: HS đọc 3 trường hợp ( SGK trang 49, 50) sau đó trả lời câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về cách tạo thu nhập của các bạn trong 3 trường hợp trên?
2. Ngoài những cách tạo thu nhập trên, theo em, lứa tuổi HS còn có cách tạo thu
nhập nào khác?
c, Sản phẩm:
1. Trong 3 trường hợp, các bạn đều biết cách tạo ra nguồn thu nhập chính đáng để
giúp bố mẹ giảm bớt gánh nặng kinh tế, rèn luyện kĩ năng làm việc cho bản thân.
2. Lứa tuổi HS có thể chọn các hoạt động để tăng thêm thu nhập cho bản thân: thu
gom phế liệu, tăng gia sản xuất, tự làm các sản phẩm để bán, viết bài cho các tờ
báo...
b, Tổ chức thực hiện
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi.
- Câu hỏi 2 GV tổ chức cho các nhóm chơi “ Trò chơi tiếp sức”: trong vòng 5 phút
các đội lên bảng viết ra các cách HS có thể tạo ra thu nhập. Hết giờ đội nào ghi
được nhiều cách đúng hơn, đội đó thắng cuộc.
- GV nhận xét, chốt kiến thức:
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Để tạo ra nguồn thu nhập, HS có thể chọn các hoạt động phù hợp với khả năng,
thời gian của mình: thu gom phế liệu, tăng gia sản xuất, tự làm các sản phẩm để
bán, cộng tác với một số tờ báo, trang tin điện tử tuổi học trò để viết tin, bài...
3. Hoạt động: Luyện tập ( 30 phút)
a, Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập.
b, Nội dung:
Bài tập 1,2,3 trang 50 - 51 SGK
c, Sản phẩm:
Bài 1/50.
- HS tự đánh giá về cách chi tiêu, tiết kiệm của bản thân trong 2 tuần gần đây.
- HS đề xuất hành động cụ thể để quản lí tiền một cách hiệu quả.
VD: + Bớt chi tiêu những khoản không cần thiết
+ Tăng thêm thu nhập cho bản thân bằng những việc làm phù hợp.
Bài 2/50.
HS tư vấn cho H và T về cách quản lí tiền, tạo thu nhập phù hợp:
- Tình huống 1: H có thể gửi tiền tiết kiệm để đầu tư cho tương lai
- Tình huống 2: T cần giải thích và chứng minh cho bố thấy việc làm của mình
không gây ảnh hưởng đến việc học mà còn tăng thêm thu nhập.
Bài 3/51.
HS thuyết trình về ý nghĩa của 1 trong 2 thông điệp:
- Thông điệp 1: Nếu bạn mua những thứ bạn không cần, bạn sẽ sớm phải bán đi
những thứ bạn cần. ( Warren Buffett): Đây là thông điệp về việc tiêu tiền : nếu bạn
luôn mua sắm những thứ không cần thiết theo ý thích của mình thì sớm muộn gì
cũng có lúc bạn sẽ phải bán đi chính những vật dụng đó hoặc những thứ khác quan
trọng hơn chúng trong cuộc sống của bạn.
- Thông điệp 2: Bạn phải làm chủ được tiền của mình, bằng không thình cảnh
thiếu thốn sẽ mãi mãi kiểm soát bạn. ( Dave Ramsey): Bạn phải kiểm soát được
việc chi tiêu của mình nếu cứ tiêu tiền một cách phung phí sẽ có lúc bạn trắng tay
lâm vào tình cảnh thiếu thốn, nợ nần.
d, Tổ chức thực hiện
- Bài 1: GV phát phiếu học tập cho HS làm trong khoảng 10 phút. Sau đó, GV thu
bài và chấm trước lớp một vài bài còn lại về nhà chấm và trả trong tiết học sau.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85

Mô tả nội dung:



BÀI 9. QUẢN LÍ TIỀN
Môn học: GDCD lớp 7
Thời gian thực hiện: 2 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là quản lí tiền hiệu quả.
- Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả. 2. Về năng lực
- Nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.
- Bước dầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân. 3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: có ý thức chăm chỉ lao động để tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị: giấy A3, bút dạ, nam châm, máy tính, ti vi
- Học liệu: phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động: Mở đầu ( 10 phút)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú học tập
b. Nội dung: Học sinh tìm những thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan đến quản lí tiền
c, Sản phẩm: Những thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan đến quản lí tiền:
- Kiến tha lâu đầy tổ - Miệng ăn núi lở
- Năng nhặt chặt bị - Kiếm củi ba năm thiêu một giờ
- Tích tiểu thành đại - Ném tiền qua cửa sổ
- Đồng tiền liền khúc ruột - Tiêu tiền như phá ...
d, Tổ chức thực hiện:
Giáo viên tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”


- Luật chơi: Trong khoảng thời gian 5 phút HS tìm các thành ngữ, tục ngữ có nội
dung liên quan đến quản lí tiền. Đội nào tìm được nhiều thành ngữ, tục ngữ theo
đúng yêu cầu hơn, đội đó thắng cuộc.
- Cách tiến hành: GV chia lớp thành 3 đội thi, các đội ghi thành ngữ, tục ngữ tìm
được ra giấy A3. Hết thời gian gọi đại diện các nhóm lên bảng dán, trình bày kết quả
GV nhận xét kết quả thi của các đội, cho HS tìm hiểu nội dung một vài thành ngữ, tục ngữ:
+ Kiến tha lâu đầy tổ: nhiều cái nhỏ dồn lại sẽ thành cái lớn, kiên trì và nhẫn nại thì ắt sẽ thành công.
+ Miệng ăn núi lở: chỉ ăn mà không làm thì có bao nhiêu rồi cũng hết.
* GV chuyển ý: Các câu tục ngữ, thành ngữ mà chúng ta vừa tìm được đều liên
quan đến việc quản lí tiền. Đây chính là nội dung bài học của chúng ta.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới ( 35 phút)
2.1. Tìm hiểu thế nào là quản lí tiền hiệu quả và ý nghĩa của việc quản lí tiền
hiệu quả. ( 15 phút )

a, Mục tiêu: hiểu được thế nào là quản lí tiền hiệu quả và ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.
b. Nội dung: HS đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về cách sử dụng tiền thưởng của bạn T?
2. Theo em, thế nào là quản lí tiền hiệu quả
3. Việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa như thế nào?
4. Nếu có một khoản tiền tiết kiệm, em sẽ:
A. Giữ thật kĩ, không để mất đi đồng nào.
B. Mua bất cứ thứ gì mình thích với số tiền có được.
C. Phân chia thành các khoản khác nhau để sử dụng hợp lí.
D. Luôn cân nhắc kĩ trước khi sử dụng.
- Em chọn phương án nào trong những gợi ý trên? Vì sao?
- Em có suy nghĩ gì về việc quản lí tiền hiệu quả? c, Sản phẩm:
Câu 1: Bạn T đã biết sử dụng tiền thưởng một cách hợp lí, có ích.


Câu 2: Quản lí tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
Câu 3: Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết
kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.
Câu 4: HS chọn đáp án C. Vì trong cuộc sống chúng ta có nhiều việc phải chi tiêu.
Quản lí tiền hiệu quả không phải là giữ tiền thật kĩ, không dám tiêu đồng nào cũng
không phải dùng tiền để mua mọi thứ mình thích cho đến khi hết tiền mà phải chi
tiêu hợp lí, có ý nghĩa.
d. Tổ chức thực hiện
- Yêu cầu HS đọc tình huống, đọc bài tập trắc nghiệm trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS có khó khăn trong học tập bằng việc đặt thêm câu hỏi phụ.
- HS theo dõi, trao đổi và nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung:
+ Quản lí tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
+ Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết
kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.

2.2. Tìm hiểu về nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả ( 10 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.
b. Nội dung: HS thuyết trình trước lớp về từng nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả:
- Nguyên tắc 1: Chi tiêu hợp lí
- Nguyên tắc 2: Tiết kiệm thường xuyên
- Nguyên tắc 3: Tăng nguồn thu c, Sản phẩm:
- Nguyên tắc 1: Chi tiêu hợp lí
Ưu tiên những thứ mình cần hơn những thứ mình muốn. Chi tiêu phải có sự cân nhắc.
- Nguyên tắc 2: Tiết kiệm thường xuyên
Tiết kiệm ít nhất 10% thu nhập để dự phòng trường hợp rủi ro như ốm đau, thất nghiệp, già yếu...
- Nguyên tắc 3: Tăng nguồn thu


Phải chăm chỉ lao động, tăng thêm thu nhập của bản thân bằng những việc làm
chân chính để có thêm tích lũy.
b, Tổ chức thực hiện
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả.
- HS đọc 3 nguyên tắc thảo luận sau đó cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận.
- GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:
Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả:
+ Nguyên tắc 1: Chi tiêu hợp lí
+ Nguyên tắc 2: Tiết kiệm thường xuyên
+ Nguyên tắc 3: Tăng nguồn thu
2.3. Tìm hiểu cách tạo nguồn thu nhập của cá nhân. (10 phút)
a, Mục tiêu: Bước đầu HS biết cách tạo nguồn thu nhập của cá nhân
b, Nội dung: HS đọc 3 trường hợp ( SGK trang 49, 50) sau đó trả lời câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về cách tạo thu nhập của các bạn trong 3 trường hợp trên?
2. Ngoài những cách tạo thu nhập trên, theo em, lứa tuổi HS còn có cách tạo thu nhập nào khác? c, Sản phẩm:
1. Trong 3 trường hợp, các bạn đều biết cách tạo ra nguồn thu nhập chính đáng để
giúp bố mẹ giảm bớt gánh nặng kinh tế, rèn luyện kĩ năng làm việc cho bản thân.
2. Lứa tuổi HS có thể chọn các hoạt động để tăng thêm thu nhập cho bản thân: thu
gom phế liệu, tăng gia sản xuất, tự làm các sản phẩm để bán, viết bài cho các tờ báo...
b, Tổ chức thực hiện
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi.
- Câu hỏi 2 GV tổ chức cho các nhóm chơi “ Trò chơi tiếp sức”: trong vòng 5 phút
các đội lên bảng viết ra các cách HS có thể tạo ra thu nhập. Hết giờ đội nào ghi
được nhiều cách đúng hơn, đội đó thắng cuộc.
- GV nhận xét, chốt kiến thức:


zalo Nhắn tin Zalo