Giáo án GDQP 10 Bài 12 (Cánh diều): Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

83 42 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: GDQP
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 28 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Giáo dục quốc phòng 10 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Giáo dục quốc phòng 10 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng 10 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(83 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 12: KĨ THUẬT CẤP CỨU VÀ TRUYỀN THƯƠNG (4 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
 Nêu được kiến thức cơ bản, ban đầu về các tai nạn thông thường, về các kĩ
thuật cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, sơ cứu bỏng, hô hấp nhân tạo,
kĩ thuật băng bó vết thương và chuyển thương.
 Biết cách sơ cứu ban đầu các tai nạn thông thường.
 Làm được các động tác cầm máu tạm thời, cố định tạm thời xương gãy, hô
hấp nhân tạo; biết băng bó vết thương bằng băng cuộn và ứng dụng các
phương tiện sẵn có tại chỗ, biết cách chuyển hướng. 2. Năng lực
Năng lực chung:
 Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và
thể hiện sự sáng tạo.
 Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và
trao đổi công việc với giáo viên.
Năng lực riêng:
 Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống.
 Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. 3. Phẩm chất
 Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập. 1


 Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 10.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh - SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu
cần) theo yêu cầu của GV.
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:
- Tiết 1: Khởi động bài học, các hoạt động khám phá, luyện tập mục I, II.
- Tiết 2: Các hoạt động khám phá, luyện tập mục III.
- Tiết 3: Các hoạt động khám phá, luyện tập mục IV.
- Tiết 4: Các hoạt động khám phá, luyện tập mục V, VI; vận dụng cả bài
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT 1
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo được hứng thú và tâm thế sẵn sàng cho HS tìm hiểu, khám phá nội dung bài học.
b. Nội dung: GV nêu vấn đề là tình huống khởi động (SGK tr. 77), HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2


- GV nêu tình huống khởi động bài học:
Hôm nay là ngày Chủ nhật, Minh và một số bạn đến trường để hoàn thành tờ báo
tường của lớp chào mừng Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12). Cả ngày say
sưa với công việc quên cả ăn nên Minh bị mệt, mặt tối sầm, khuỵu xuống rồi ngất
đi. Theo em, cần phải sơ cứu cho bạn Minh như thế nào?.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 sử dụng kĩ thuật "Tia chớp" để giải quyết tình huống khởi động trên
GV gọi đại diện một số HS lần lượt trả lời câu hỏi; các HS khác đưa ra nhận xét,
bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe câu hỏi, phân tích tình huống của bài và nói nhanh những suy nghĩ vừa xuất hiện.
- GV dẫn dắt, hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong phân tích tình huống và đưa ra nhận xét, phương án trả lời của
mình (HS thoải mái trình bày ý kiến):
Cần sơ cứu cho bạn Minh:
+ Đặt bạn nằm ngửa, đầu thấp hơn chân.
+ Nới lỏng thắt lưng, cổ áo, những chỗ quần áo bó sát.
+ CÓ thể cho bạn ngửi dầu nóng, dầu gió.
+ Không gọi bạn tỉnh dậy quá nhanh để giảm nguy cơ ngất xỉu một lần nữa,…
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS. 3


- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Ý kiến của các em đều có ý đúng, Tuy nhiên, để các
em có thể đánh giá nhanh, nhận thức đúng tình trạng nguy hiểm tính mạng của
nạn nhân khi nhân viên y tế chưa kip tiếp cận, chúng ta cần tìm hiểu, khám phá để
nắm vững kĩ thuật sơ cứu một số tai nạn thông thường. Bài học hôm nay sẽ giúp
các em thực hiện điều này:
"Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương."
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. SƠ CỨU MỘT SỐ TAI NẠN THÔNG THƯỜNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sơ cứu một số tai nạn thông thường.
a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số tai nạn thông thường và biết cách sơ cứu. b. Nội dung:
- GV đưa ra các câu hỏi khám phá; HS đọc thông tin mục I/1 và I/2 – SGK tr.77,
78, để trả lời câu hỏi.
- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
I. SƠ CỨU MỘT SỐ TAI NẠN * Khám phá: THÔNG THƯỜNG
- GV yêu cầu HS sử dụng kĩ thuật “Đọc tích cực” 1. Một số tai nạn thông thường
khám phá mục I/1 (SGK-tr.77) và trả lời câu hỏi: Trong cuộc sống có thể xảy ra nhiều
Em hãy nêu tên và cách sơ cứu một số tai nạn tai nạn như:
thông thường ở hình 2.1.
- Hình 12.1a: Đuối nước. - Hình 12.1b: Ngất - Hình 12.1c: Bong gân. 4


zalo Nhắn tin Zalo