Giáo án GDQP 10 Bài 7 (Cánh diều): Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân

34 17 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: GDQP
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 23 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Giáo dục quốc phòng 10 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Giáo dục quốc phòng 10 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng 10 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(34 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 2. ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ VÀ CHIẾN THUẬT BỘ BINH
BÀI 7: MỘT SỐ NỘI DUNG ĐIỀU LỆNH QUẢN LÍ BỘ ĐỘI VÀ ĐIỀU
LỆNH CÔNG AN NHÂN DÂN (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
 Nêu được một số nội dung chính trong Điều lệnh quản lí bộ đội và Điều lệnh Công an nhân dân
 Biết vận dụng những kiến thức được học vào cuộc sống. 2. Năng lực
Năng lực chung:
 Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và
thể hiện sự sáng tạo.
 Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và
trao đổi công việc với giáo viên.
Năng lực riêng:
 Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
 Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân. 3. Phẩm chất
 Đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật, pháp luật của bản thân và người khác.


 Đấu tranh, phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật.
 Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 10.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh - SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu
cần) theo yêu cầu của GV.
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:
- Tiết 1: Khởi động bài học, các hoạt động khám phá, luyện tập mục I.
- Tiết 2: Các hoạt động khám phá, luyện tập mục II; vận dụng cả bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT 1
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo được hứng thú và tâm thế sẵn sàng cho HS tìm hiểu, khám phá nội dung bài học.
b. Nội dung: GV nêu vấn đề là tình huống khởi động (SGK tr. 40), HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu tình huống khởi động bài học:


Sau một ngày tham quan doanh trại quân đội, bạn An đã viết mở đầu trong nhật
kí: “Trải nghiệm hôm nay thật tuyệt vời! Phải ghi lại và chia sẻ những hoạt động
trong ngày của các chiến sĩ với các bạn trong lớp để cùng nhau rèn luyện theo nền nếp quân đội”.
Theo em, An sẽ viết tiếp những gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 sử dụng kĩ thuật "Tia chớp" để giải quyết tình huống khởi động trên
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe câu hỏi, phân tích tình huống của bài và nói nhanh những suy nghĩ vừa xuất hiện.
- GV dẫn dắt, hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong phân tích tình huống và đưa ra nhận xét, phương án trả lời của
mình (HS thoải mái trình bày ý kiến):
Theo em, An sẽ viết tiếp những trải nghiệm và chia sẻ suy nghĩ về môi trường rèn
luyện trong doanh trại quân đội: Trong buổi tham quan, tôi được trải nghiệm
thực tế nơi làm việc, học tập, rèn luyện của các chú bộ đội, được các chú chia sẻ
về cuộc sống và những ngày rèn luyện trong quân đội, tôi học được tính kỷ luật, nề
nếp và hiểu được giờ giấc sinh hoạt của các chú bộ đội. Chúng tôi được các chú
kể về những truyền thống anh hùng, đấu tranh, sự hy sinh giành độc lập của các
thế hệ cha anh, được tham quan phòng truyền thống, phòng luyện tập quân sự,
phòng ăn, phòng ngủ… của các chú. Thể hiện tình cảm của mình, chúng tôi đã có
những tiết mục văn nghệ và những món quà nhỏ gửi tặng các chú bộ đội với tình
yêu và lòng ngưỡng mộ.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ý kiến của cá em dự đoán nội dung bạn An sẽ viết
tiếp trong nhật kí sau một ngày tham quan doanh trại quân đội đều có ý đúng. Để
hiểu rõ hơn nội dung bạn An đã trải nghiệm, chúng ta cần tìm hiểu một số nội
dung Điều lệnh quản lí bộ đội và Điều lệnh Công an nhân dân qua bài học hôm nay”.
"Bài 7: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân."
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐIỀU LỆNH QUẨN LÍ BỘ ĐỘI
Hoạt động 1: Tìm hiểu chức trách quân nhân.
a. Mục tiêu: HS trình bày được chức trách quân nhân. b. Nội dung:
- GV đưa ra các câu hỏi khám phá; HS đọc thông tin mục I/1 – SGK tr.40, để trả lời câu hỏi.
- HS đọc thông tin SGK và hoàn thành phiếu học tập 7.1
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và phiếu học tập 7.1.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
I. Một số nội dung cơ bản của điều lệnh
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I/1 - quản lí bộ đội
SGK tr.40, kết hợp các kiến thức của bản thân 1. Chức trách quân nhân
thảo luận nhóm sử dụng kỹ thuật "Đọc tích Khám phá 1:
cực
" để trả lời câu hỏi Khám phá 1:
- Chức trách quân nhân bao gồm:
Bạn Dũng có ông nội là cựu chiến binh.  Thực hiện đúng 10 lời thề danh dự và


zalo Nhắn tin Zalo