Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../...
BÀI 22. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.
- Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở người): hình
thành tinh trùng, trứng; thụ tinh tạo hợp tử; phát triển phôi thai; sự đẻ.
- Phân tích được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật.
- Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật và nêu được
một số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm.
- Trình bày được một số ứng dụng về sinh đẻ có kế hoạch ở người và các biện pháp tránh thai. 2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự học – tự chủ: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế
của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về sinh sản ở động vật; biết tự
điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn
thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng các kiến thức về sinh sản ở
động vật để giải quyết về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức sinh học: Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở
động vật; Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật; Trình bày
được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở người): hình thành tinh
trùng, trứng; thụ tinh tạo hợp tử; phát triển phôi thai; sự đẻ; Phân tích được cơ chế
điều hòa sinh sản ở động vật
- Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển
sinh sản ở động vật và nêu được một số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm;
Trình bày được một số ứng dụng về sinh đẻ có kế hoạch ở người và các biện pháp tránh thai. 3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó
khăn khi học tập về sinh sản ở động vật.
- Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
- Các hình 22.1 – 22.6 SGK.
- Video về quá trình sinh sản ở một số loài động vật:
https://youtu.be/d2ceMrXsRwg.
- Video về quá trình thụ tinh, thụ thai: https://youtu.be/tdRIpScHy-s.
- Video về quá trình đẻ: https://youtu.be/f3W8UKlehSI
- Hình ảnh: Một số biện pháp tránh thai.
- Mẫu vật: Bao cao su, viên uống tránh thai hàng ngày, viên uống tránh thai khẩn
cấp, màng phim tránh thai,.. (nếu có).
- Phiếu học tập số 1: Sinh sản vô tính ở động vật.
- Phiếu học tập số 2: Sinh sản hữu tính ở động vật.
- Phiếu học tập số 3: Cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật.
2. Đối với học sinh
- SHS sinh học 11 Cánh diều.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, liên hệ kiến thức đã học với kiến thức mới.
b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khởi động tr.143 SGK: Quá trình sinh sản
của ong, cá chép, gà và thỏ có gì khác nhau? Trong những loài này, loài nào sinh sản
theo mùa? Con người có thể điều khiển số trứng hoặc số con được sinh ra ở những loài này không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS dựa vào thực tiễn và trả lời các câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- HS giơ tay trả lời câu hỏi:
+ Ong: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính, đẻ trứng, thụ tinh trong.
Cá chép: sinh sản hữu tính, đẻ trứng, thụ tinh ngoài.
Gà: sinh sản hữu tính, đẻ trứng, thụ tinh trong.
Thỏ: sinh sản hữu tính, đẻ con, thụ tinh trong.
+ Trong những loài trên, loài sinh sản theo mùa là loài ong (tuy nhiên một số loài có
thể sinh sản quanh năm). Cá chép, gà và thỏ là các loài có thể sinh sản quanh năm.
+ Con người có thể điều khiển số con hoặc số trứng được sinh ra ở những loài này.
Bằng một số biện pháp như: Thay đổi thời gian chiếu sáng, nhiệt độ; sử dụng
hormone hoặc chất kích thích tổng hợp; thụ tinh nhân tạo;…
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
- GV ghi lên bảng các ý kiến của HS, khéo léo gợi ý về các hình thức sinh sản ở động vật.
⮚ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Vì sao các loài động vật trên có các hình thức
sinh sản khác nhau? Ưu và nhược điểm của các hình thức đó là gì? Và ở động vật
có hình thức sinh sản vô tính không? Để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên,
chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu – Bài 22. Sinh sản ở động vật.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinh sản vô tính
a) Mục tiêu: Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, tìm hiểu thông tin mục I, quan sát
Hình 22.1 - 22.4 SGK trang 143 – 144 và thực hiện nhiệm vụ được giao.
c) Sản phẩm: Sinh sản vô tính.
d) Tổ chức thực hiện HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. Sinh sản vô tính
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi - Phân đôi: từ cá thể mới ban đầu, tách nhóm 3 - 4 HS.
đôi cơ thể tạo thành hai cá thể mới.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, Ví dụ: hải quỳ, giun dẹp…
quan sát Hình 22.1 - 21.4 trang 143 -
144 SGK kết hợp vận dụng kiến thức
đã học để hoàn thành Phiếu học tập
Giáo án Sinh sản ở động vật Sinh học 11 Cánh diều
225
113 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Sinh học 11 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Sinh học 11 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Sinh học 11 Cánh diều
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(225 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)