Giáo án Tin học 6 Bài 11 (Kết nối tri thức): Định dạng văn bản

516 258 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: Tin Học
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 5 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Tin học 6 Kết nối tri thức được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Tin học 6 Kết nối tri thức năm 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Tin học 6 Kết nối tri thức.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(516 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Bài 11
ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN Môn: Tin học lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết(1 lý thuyết + 1 thực hành) I. Mục tiêu 1. Yêu cầu cần đạt::
- Nêu được các chức năng đặc trưng của những phần mềm soạn thảo văn bản.
- Trình bày được tác dụng của công cụ căn lề, định dạng văn bản
- Thực hiện được việc định dạng đoạn văn bản, trang văn bản và in.
2. Góp phần phát triển năng lực: 2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự tìm hiểu nội dung theo gợi ý của giáo viên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS có khả năng giải quyết các tình huống mà GV đưa ra.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hoạt động nhóm và chia sẻ kiến thức trong quá trình làm việc nhóm. 2.2. Năng lực Tin học
- NLd: Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
- Nle: Nâng cao năng lực hợp tác trong môi trường số.
3. Góp phần phát triển phẩm chất:: Chăm ⁃
chỉ: cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức
đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập, kiên trì và cẩn thận trong học và tự học. Trách ⁃
nhiệm: có thói tự giác, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ, tuân thủ các nguyên tắc
an toàn về điện khi sử dụng các thiết bị học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên: Máy tính, video có sẵn, phiếu học tập,
- Học sinh: Máy tính, Sách giáo khoa tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (
HS tự tìm hiểu ở nhà, trước giờ học)
a. Mục tiêu:
HS lựa chọn được phần mềm xây dựng cuốn sổ lưu niệm trên cơ sở các phần
mềm ứng dụng đã được học ở Tiểu học hoặc biết và giải thích được việc lựa chọn phần mềm đó. b) Nội dung:
- Trả lời các câu hỏi (trả lời trước ở nhà):
1. Em hãy lựa chọn các phần mềm có thể sử dụng để tạo ra nội dung cuốn sổ lưu niệm.
2. Các phần mềm đó có chức năng gì để giúp em hoàn thành công việc?
c) Sản phẩm: HS nêu được một số phần mềm có thể sử dụng để tạo được nội dung của
cuốn sổ lưu niệm và một số chức năng cần có để hoàn thành sổ lưu niệm trong phiếu học tập cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện:
a. Chuyển giao nhiệm vụ:
GV gửi đường dẫn (link) để HS xem trước đoạn Video giới
thiệu về một vài trang trong cuốn sổ lưu niệm do giáo viên biên tập trước dựa trên sơ đồ tư duy
về cuốn sổ lưu niệm đã trình bày ở bài 10 (GV up lên youtube hoặc chia sẻ lên zalo của lớp để
HS xem trước) đồng thời giao câu hỏi thảo luận để HS chuẩn bị trước.
b Thực hiện nhiệm vụ (HS tự thực hiện tại nhà) : HS xem video và tự trả lời trên phiếu
học tập (viết tay/đánh máy). GV theo dõi qua các kênh liên lạc (zalo, messenger,..) để kịp thời hỗ
trợ, giải đáp thắc mắc của HS.
c. Báo cáo, kết luận: Cho phép một vài cá nhân/nhóm chia sẻ phiếu học tập (viết tay/đánh
máy) để GV và cả lớp cùng quan sát. GV nhận xét tổng quát và sửa một vài nội dung trả lời chưa phù hợp với câu hỏi.
d. kết luận: Giáo viên nhận xét các sản phẩm của học sinh và dẫn dắt vào bài học “ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1:
Giới thiệu một số chức năng cơ bản của phần mềm soạn thảo văn bản.
a) Mục tiêu: HS nắm được một số chức năng cơ bản của phần mềm soạn thảo văn bản. b) Nội dung:
- Các nhóm HS đọc nội dung giới thiệu phần mềm soạn thảo văn bản (SGK – tr 48)
- Hoàn thành phiếu học tập số 1 (GV chiếu mẫu liệt kê). Yêu cầu HS chọn những chức
năng mà mình sẽ sử dụng để tạo nội dung cuốn sổ lưu niệm theo liệt kê sẵn trên mẫu của GV
(GV có thể yêu cầu HS giải thích việc sử dụng chức năng đó cho phần nội dung nào của cuốn sổ lưu niệm)
c) Sản phẩm: HS ghi lại các đầu mục mình chọn vào phiếu học tập chung của nhóm. VD: Nhóm 1: chọn A, C, B. d) Tổ chức thực hiện:
a. Chuyển giao nhiệm vụ: Mở phòng nhỏ cho các nhóm thảo luận trả lời phiếu học tập (Số
lượng nhóm/phòng và thành viên được chỉ định thủ công hoặc tự động trước);
b. Thực hiện nhiệm vụ: GV chia sẻ Phiếu học tập để các nhóm/phòng thảo luận và ghi câu
trả lời lên phiếu học tập chung trong thời gian 5p (Tùy chỉnh thời gian tự động đóng phòng). GV
vào các phòng để theo dõi, giúp đỡ và hỗ trợ khó khăn cho các nhóm.
c. Báo cáo nhiệm vụ và kết luận: GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và GV đánh máy
lại để tất cả HS có thể cùng quan sát kết quả của các nhóm.
d. Kết luận: GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức
giáo viên sẽ chiếu slide)
Hoạt động 2.2: Định dạng đoạn văn bản
a) Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của việc định dạng văn bản, thế nào là một đoạn văn
bản, các cách trình bày đoạn văn bản (tăng, giảm lề của đoạn, căn chỉnh lề,…) và nắm được các
thao tác định dạng đoạn văn bản.
b) Nội dung: HS tự đọc nội dung trong SGK (Tr 49) và trả lời câu hỏi trên phiếu học tập 2
c) Sản phẩm: Đáp án trên phiếu học tập chung. d) Tổ chức thực hiện:
a.Chuyển giao nhiệm vụ: Mở phòng nhỏ cho các nhóm thảo luận trả lời phiếu học tập 2;
b. Thực hiện nhiệm vụ: GV chia sẻ Phiếu học tập 2 để các nhóm/phòng thảo luận và ghi
câu trả lời lên phiếu học tập chung trong thời gian 5. GV vào các phòng để theo dõi, giúp đỡ và
hỗ trợ khó khăn cho các nhóm
c. Báo cáo nhiệm vụ và kết luận: GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và GV đánh máy
lại để tất cả HS có thể cùng quan sát kết quả của các nhóm.
d. Kết luận: GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức
giáo viên sẽ chiếu slide).
Hoạt động 2.3: Định dạng trang văn bản
a) Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là trang văn bản, các thao tác định dạng trang văn bản.
b) Nội dung: Tình huống: GV đưa ra một trang văn bản trong đó việc đặt lề trên, dưới, trái,
phải, hướng giấy,… không phù hợp. HS quan sát và nhận xét.
c) Sản phẩm: Những câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện:
a.Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một trang văn bản có lề trên, dưới,… không phù hợp để HS quan sát.
b. Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và nhận xét về trang văn bản đó. GV ghi nhận những
nhận xét của HS và kịp thời hỗ trợ những HS có nhận xét chưa rõ ràng.
c. Báo cáo kết quả: HS đưa ra cách giải quyết vấn đề. GV ghi lại các cách giải quyết vào
file word hoặc powerpoint để cả phòng đều có thể quan sát câu trả lời của các HS khác.
d. Kết luận: GV nhận xét các câu trả lời của học sinh; Thực hiện các thao tác định dạng
trang văn bản cho học sinh cùng quan sát sau đó chốt lại kiến thức chính.
Hoạt động 2.4 : In văn bản
a) Mục tiêu: HS biết được các thao tác để in văn bản
b) Nội dung: Hướng dẫn HS các bước để thực hiện thao tác in văn bản (GV làm mẫu);
c) Sản phẩm: Kiến thức HS tự tổng hợp và ghi chép lại trong vở hoặc chép trong SGK. d) Tổ chức thực hiện:
a.Chuyển giao nhiệm vụ: GV thực hiện thao tác in văn bản và giải thích các tùy chọn trong hộp thoại Print;
b. Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và ghi chép.
c. Báo cáo nhiệm vụ và kết luận: GV chốt kiến thức.
Hoạt động 3. Luyện tập & vận dụng:
b) Nội dung: HS củng cố được các kiến thức trong phần định dạng và in thông qua các câu hỏi ngắn trên Quizizz.
c) Sản phẩm: Số câu trả lời đúng và điểm trên Quiz, Kahoot d) Tổ chức thực hiện:
a.Chuyển giao nhiệm vụ: Gửi đường dẫn Quizizz, Kahoot để HS tham gia. (Hướng dẫn
trước cách thức tham gia trước)
b. Thực hiện nhiệm vụ: Khi tất cả các HS đã tham gia Quizizz, Kahoot thì GV bắt đầu câu
hỏi theo thời gian thực để HS trả lời. GV kịp thời nhắc nhở, hỗ trợ những HS chưa hoàn thành bài tập.
c. Báo cáo kết quả: Hệ thống tự động chấm điểm và công bố xếp hạng của từng HS dưới sự
quản trị của GV (GV là người bắt đầu và kết thúc).
d. Kết luận: Gv chiếu lại các câu trả lời và chốt kiến thức chung.
Hoạt động 2.5: Thực hành (Thực hiện theo nội dung Công văn 4040/BGD&ĐT)
Tổ chức hướng dẫn để HS thực hành trên máy tính hoặc thiết bị thông minh có phần mềm
soạn thảo văn bản về một số nội dung: định dạng một văn bản, tìm kiếm thay thế,.. .
Hoạt động Luyện tập, vận dụng tổ chức vào tiết 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Tên nhóm:…………..
Yêu cầu: Em hãy chọn những chức năng của phần mềm soạn thảo văn bản mà em sẽ sử dụng để
tạo nội dung cuốn sổ lưu niệm. A. Định dạng văn bản D. In văn bản
B. Biên tập, chỉnh sửa nội dung
C. Chia sẻ và làm việc cộng tác với bạn trên C. Lưu trữ văn bản cùng một tài liệu.
E. Lưu trữ cuốn sổ nhờ công nghệ đám mây
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Tên nhóm:…………..
Em hãy khoanh tròn vào đáp án có câu trả lời đúng.
Câu 1. Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là: A. Dòng B. Trang C. Đoạn D. Câu
Câu 2. Thao tác nào không phải thao tác định dạng đoạn văn bản?
A. Căn giữa đoạn văn bản B. Định dạng cỡ chữ
C. Đặt khoảng cách giữa các dòng
D. Tăng, giảm lề của đoạn văn bản
Câu 3. Ghép tác dụng của lệnh ở cột bên trái với mỗi nút lệnh tương ứng ở cột bên phải cho phù hợp.
PHIẾU HỌC TẬP TỔNG HỢP Họ và tên:…………..
Em hãy khoanh tròn vào đáp án có câu trả lời đúng.
Câu 1. Việc làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là:
A. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph.
B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản.
C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản. D. Nhấn phím Enter.
Câu 3. Để đặt hướng cho trang văn bản, trên thẻ Page Layout vào nhóm lệnh Page Setup sử dụng lệnh: A. Orientation B. Size C. Margins D. Columns
Câu 4. Điền từ hoặc cụm từ sau vào những chỗ trống thích hợp để được câu đúng: tất cả; bốn;
ngang; lề dưới; lề trang
.


zalo Nhắn tin Zalo