Giáo án Tin học 6 Bài 6 (Kết nối tri thức): Mạng thông tin toàn cầu

511 256 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: Tin Học
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Tin học 6 Kết nối tri thức được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Tin học 6 Kết nối tri thức năm 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Tin học 6 Kết nối tri thức.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(511 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


CHỦ ĐỀ 3: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM
VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
BÀI 6: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU
Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức:
- Trình bày được các khái niệm World Wide Web, website, địa chỉ của website, trình duyệt.
- Biết cách sử dụng trình duyệt để vào trang web cho trước xem và nêu được các thông tin chính trên trang web đó.
- Khai thác được thông tin trên một số trang web thông dụng: Thi toán, tiếng anh trên mạng, tra
từ điển, xem thời tiết, thời sự, tìm kiếm thông tin,… 2.Về năng lực: 2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau,
trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày. 2.2. Năng lực Tin học:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau: Năng lực A (NLa):
- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông. Năng lực C (NLc):
- Biết được cách tổ chức thông tin trên Internet.
- Biết sử dụng trình duyệt để tìm kiếm các trang web.
- Khai thác được thông tin trên một số trang web thông dụng: Thi toán, tiếng anh trên mạng, tra
từ điển, xem thời tiết, thời sự, tìm kiếm thông tin,… Năng lực D (NLd):
- Sử dụng các trình duyệt như cốc cốc, google chorme, ... để truy cập và tìm kiếm đc các thông tin hữu ích trên internet Năng lực E (NLe):
-
Năng lực hợp tác trong môi trường số. 3.Về phẩm chất:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:
- Nhân ái:Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong
đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Thiết bị dạy học:
- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu:
- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo.- HS: SGK, bảng nhóm, bút dạ, phấn.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Khởi động
1.1. Mục tiêu:
- Biết trang truy cập vào trang web: world wide web
1.2. Nội dung:- Trang truy cập vào trang web: world wide web
1.3. Sản phẩm: Truy cập vào trang web: world wide web
1.4. Tổ chức thực hiện:Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
a. GV giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh quan sát nội dung thông tin trên các trang Web mà giáo viên trình chiếu và
hoạt động nhóm trả lời câu hỏi sau:
Câu 1. Các trang Web cho em biết những thông tin gì?
Câu 2. Các trang thông tin được nối với nhau như thế nào?
b. HS thực hiện nhiệm vụ
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho
phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả, ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm
chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm c. Báo cáo, thảo luận
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Câu 1. Các thông tin trên Internet rất đa dạng và phong phú, có những câu chuyện rất hấp dẫn,
hình ảnh đẹp, bộ phim hay, bản nhạc du dương,…
Câu 2. Các thông tin được nối với nhau thành mạng giống như mạng nhện khổng lồ bao trùm
lên cả thế giới đó nên nó được gọi là World Wide Web hay mạng thông tin toàn cầu.
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
d. Kết luận, nhận định:
+ Sau khi thực hiện xong bài tập giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết
quả học sinh đã báo cáo. Từ đó hướng học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cho hoạt động
hình thành kiến thức mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tổ chức thông tin trên Internet 2.1.1. Mục tiêu:
- Sự khác nhau cách tổ chức thông tin trên một cuốn sách và trên Internet
- Biết các khái niệm: world wide web, website, địa chỉ website, trình duyệt.
2.1.2. Nội dung:- Tổ chức thông tin trên Internet.
2.1.3. Sản phẩm:- Cách tổ chức thông tin trên Internet
2.1.4. Tổ chức thực hiện:
a. GV giao nhiệm vụ học tập 1
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau:
Câu 1. Thông tin trong một cuốn sách được tổ chức như thế nào?
Câu 2.Các thông tin trong sách được trình bày dưới dạng gì?
Câu 3. Em đã xem thông tin trên Internet chưa?
Câu 4. Trên Internet có những dạng thông tin gì?
Câu 5. Thông tin trên sách báo hay Internet thông tin nào đa dạng hơn?
b. HS thực hiện nhiệm vụ
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho
phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên
nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm. c. Báo cáo, thảo luận
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Câu 1. Trong một cuốn sách, thông tin được sắp xếp tuần tự.
Ví dụ: Cuốn sách tin học 6 có các chủ đề, trong mỗi chủ đề có một số bài học, mỗi bài học có
các phần, trong từng phần sẽ trình bày từng nội dung cụ thể.
Câu 2. Hầu hết thông tin chỉ được trình bày dưới dạng văn bản và hình ảnh. Câu 3. Rồi/chưa
Câu 4. Trên Internet có thông tin ở các dạng: văn bản, hình ảnh, âm thanh, các phần mềm, các liên kết.
Câu 5. Các dạng thông tin trên Internet đa dạng hơn thông tin trong sách báo
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác..
d. Kết luận, nhận định:
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm và chốt kiến thức trọng tâm trong hộp kiến thức
a. GV giao nhiệm vụ học tập 2
- GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trả lời câu hỏi sau:
Câu 1. Trang siêu văn bản là gì? Câu 2. Trang web là gì? Câu 3. Website là gì?
Câu 4. Website do ai quản lí? Câu 5. Trang chủ là gì?
Câu 6. Mạng thông tin toàn cầu là gì?
b. HS thực hiện nhiệm vụ
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả, ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm
chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm. c. Báo cáo, thảo luận
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Câu 1. Trang siêu văn bản (Hypertext) là trang văn bản đặc biệt, tích hợp nhiều dạng dữ liệu
khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,... và các liên kết trỏ đến vị trí khác trong
trang hay các trang web khác.
Câu 2. Mỗi trang web là một trang siêu văn bản được gán cho một địa chỉ.
Câu 3. Website: là một tập hợp các trang web liên quan được truy cập thông qua một địa chỉ.
Câu 4. Website do một hoặc một số người hoặc một tổ chức quản lí.
Câu 5. Trang chủ (homepage) của Website trang được mở ra đầu tiên khi truy cập website đó.
Địa chỉ của trang chủ cũng chính là địa chỉ của website
Câu 6. Hệ thống các website trên internet tạo thành mạng thông tin toàn cầu
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
d. Kết luận, nhận định
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm và chốt kiến thức trọng tâm trong hộp kiến thức
a. GV giao nhiệm vụ học tập 3
- Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau:
1. Em hãy chọn phương án đúng. Trang siêu văn bản là:
A. Trang văn bản thường không chứa liên kết.
B. Trang văn bản đặc biệt tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau và chứa các liên kết.
C. Trang văn bản đặc biệt tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau và không chứa liên kết.
2. Hãy nêu địa chỉ một số trang web phục vụ học tập?
b. HS thực hiện nhiệm vụ
- GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho
phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
- HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả, ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm
chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm. c. Báo cáo, thảo luận
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động. 1. Đáp án: B.
2. Ví dụ một số trang web phục vụ học tập: https://hanhtrangso.nxbgd.vn https://taphuan.nxbgd.vn https://www.google.com https://www.youtube.com http://violympic.vn http://ioe.vn
- GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
- HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
d. Kết luận, nhận định
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm về tổ chức thông tin trên Internet
HS: Lắng nghe, theo dõi, ghi bài vào vở
Hoạt động 2.2: Trình duyệt 2.2.1. Mục tiêu:
- HS hiểu được thế nào là trình duyệt và nêu được một số trình duyệt thông dụng.
- Biết cách sử dụng trình duyệt để truy cập một trang web.
2.2.2. Nội dung:- Trình duyệt
2.2.3. Sản phẩm:- Cách sử dụng trình duyệt


zalo Nhắn tin Zalo