Giáo án Tin học 6 Bài 9 (Kết nối tri thức): An toàn thông tin trên Internet

469 235 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: Tin Học
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Tin học 6 Kết nối tri thức được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Tin học 6 Kết nối tri thức năm 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Tin học 6 Kết nối tri thức.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(469 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: THCS MINH THẠNH Họ và tên giáo viên:
Tổ:............................ ……………………
TÊN BÀI DẠY: AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN INTERNET Môn: Tin học - lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Yêu cầu cần đạt
- Giới thiệu được sơ lược về một số tác hại và nguy cơ bị hại khi tham gia Internet.
Nêu và thực hiện được một số biện pháp phòng ngừa cơ bản với sự hướng dẫn của giáo viên.
- Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân
và tập thể, nêu được ví dụ minh hoạ.
- Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn.
- Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể
sao cho an toàn và hợp pháp.
- Nhận diện được một số thông điệp (chẳng hạn email, yêu cầu kết bạn, lời mời
tham gia câu lạc bộ,..) lừa đảo hoặc mang nội dung xấu. 2. Về năng lực 2.1. Năng lực chung
Sau bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực
chung của học sinh như sau:
- Năng lực tự chủ và tự học: vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ
năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyến vấn đề trong những tình huống mới.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp.
2.2. Năng lực Tin học
Sau bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực
Tin học của học sinh như sau:
NLb: Sử dụng được cách thông dụng bảo vệ thông tin cá nhân và cộng đồng,
tránh tác động tiêu cực tới bản thân và cộng đồng. 3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
- Trung thực: đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.
-Trách nhiệm: Tham gia, kết nối Internet và mạng xã hội đúng quy định, không
tiếp tay cho kẻ xấu phát tán thông tin ảnh hưởng đến danh dự của tổ chức, cá nhân
hoặc ảnh hưởng đến nềp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động

1.1. Mục tiêu: Tạo động cơ cho học sinh có mong muốn tìm hiểu cách tham gia Internet an toàn.
1.2. Nội dung: Học sinh đóng vai hai bạn Minh và An thể hiện đoạn hội thoại trước lớp.
Câu hỏi thảo luận: Đoạn hội thoại trên nói về vấn đề gì?
1.3. Sản phẩm:
- Học sinh đóng vai thể hiện được nội dung của hội thoại;
- Câu trả lời của học sinh.
1.4. Tổ chức thực hiện:
a. Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên gọi 2 học sinh: một học sinh đóng vai An, một học sinh đóng vai Minh.
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh đóng vai và đọc nội dung đoạn hội thoại.
- Học sinh làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi ở phần 1.2
b. Thực hiện nhiệm vụ:
- Hai học sinh được chọn đóng vai đọc đoạn hội thoại theo yêu cầu của giáo viên.
- Sau khi 2 bạn kết thúc hội thoại, cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c. Báo cáo, thảo luận:
- Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi.
- Gọi học sinh khác nhận xét.
d. Kết luận và nhận định: Giáo viên nhận xét; dẫn dắt vào bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1. Hoạt động 2.1: Tác hại và nguy cơ khi sử dụng Internet

2.1.1. Mục tiêu:
- HS nêu được các nguy cơ gây hại mà người sử dụng Internet có thể gặp phải.
- Giúp học sinh nhận thức được mức độ gây hại của các nguy cơ.
2.1.2. Nội dung:
Nhiệm vụ học tập 1:
Học sinh đọc thông tin trong SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bạn Minh đã gặp rắc rối gì?
Câu 2: Tác hại và nguy cơ khi dùng Internet.
Nhiệm vụ học tập 2:
1. Em hãy tìm phương án sai. 2 Khi dùng Internet có thể:
A. Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh.
B. Máy tính bị nhiễm virus hoặc mã độc.
C. Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng.
D. Bị lừa đảo hoặc lợi dụng.
2. Việc làm nào được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ trên Internet?
A. Mở thư điện tử do người lạ gửi.
B. Tải các phần mềm miễn phí trên Internet không có kiểm duyệt.
C. Liên tục vào các trang xã hội để cập nhật thông tin.
D. Vào trang web tìm kiếm để tìm tư liệu làm bài tập về nhà.
2.1.3. Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh Nhiệm vụ 1:
Câu 1. Bạn Minh có nguy cơ bị mất dữ liệu do máy tính bị nhiễm virus.
Câu 2. Tác hại và nguy cơ khi dùng Internet
Người sử dụng có thể bị đánh cắp và phát tán thông tin cá nhân, từ đó bị đe
doạn, bị bắt nạt; trẻ em bị xâm hại; trẻ em bị xâm hại tình dục; bị lừa đảo, dụ dỗ; có
thể bị nhận tin giả, hoặc bị lôi kéo làm việc bất hợp pháp,..
- Máy tính có thể bị nhiễm virus hay mã độc.
- Trẻ em dành quá nhiều thời gian trên mạng để lướt wbe, chơi game dẫn đến
nghiện mạng xã hội, sống ảo, nghiện game. Nhiệm vụ 2: Câu 1. C Câu 2. D
2.1.4. Tổ chức thực hiện:
a. Chuyển giao nhiệm vụ 1:
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, phân công 1 bạn làm thư ký lớp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong mục 2.1.2 và ghi kết quả lên bảng nhóm.
b. Thực hiện nhiệm vụ:
-
Học sinh thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, và ghi kết quả lên bảng nhóm.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn.
c. Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác chú ý lắng nghe, giáo viên yêu cầu đánh giá điểm chéo nhau theo phân công.
d. Kết luận và nhận định: Giáo viên nhận xét, chuẩn hoá kiến thức, chốt kiến thức.
Tác hại, nguy cơ khi dùng Internet
- Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp.
- Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc.
- Bị lừa đảo, dụ dỗ, đe doạ, bắt nạt trên mạng.
3
- Tiếp nhận thông tin không chính xác.
- Nghiện Internet, nghiện trò chơi trên mạng.

a. Chuyển giao nhiệm vụ 2:
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, đọc và trả lời câu hỏi trong nhiệm vụ 2 ở mục 2.1.2.
b. Thực hiện nhiệm vụ:
-
Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân, suy nghĩ tìm câu trả lời.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn.
c. Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi học sinh nêu đáp án.
- Học sinh khác nhận xét.
d. Kết luận và nhận định: Giáo viên nhận xét, đưa đáp án đúng.
2.2. Hoạt động 2.2: Một số quy tắc an toàn khi sử dụng Internet
2.2.1. Mục tiêu:
- HS nêu được các nguy cơ gây hại mà người sử dụng có thể gặp trên Internet.
- Học sinh nêu lên được những việc cần làm để tránh gặp phải những nguy cơ,
rắc rối khi sử dụng internet.
2.2.2. Nội dung:
Nhiệm vụ học tập 1:
Hoạt động cá nhân, tham gia trò chơi “chiếc hộp bí mật”: học sinh chia sẻ nguy
cơ mình gặp phải khi tham gia Internet và cách xử lý.
Nhiệm vụ học tập 2:
Em cần làm gì để phòng tránh những nguy cơ và tác hại có thể gặp phải khi sử dụng Internet?
Nhiệm vụ học tập 3:
Câu 1. Em có thể đưa ra một số biện pháp để giữ bí mật thông tin cá nhân không?
Câu 2. Trong 5 quy tắc trên, em thấy quy tắc nào quan trọng nhất? tại sao?
2.2.3. Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh Nhiệm vụ 1:
Tuỳ nội dung các em chia sẻ Nhiệm vụ 2:
Người sử dụng cần giữ an toàn thông tin cá nhân; tránh gặp gỡ những người
quen trên mạng; không tham gia các hội nhóm mà mình không biết hoặc không lành
mạng; Máy tính cần được cài đặt phần mềm chống virus; Không nhận thư hoặc tin
nhắn từ người lạ; kiểm tra độ tin cậy của thông tin; không giành quá nhiều thời gian
trên mạng, chơi game; Chia sẻ với người tin cậy về suy nghĩ, tình cảm, những khó
khăn hoặc tình huống không tốt bị mắc phải; Dành thời gian tập trung cho học tập,
giúp đỡ bố mẹ, đọc sách, các hoạt động thể chất, hoạt động xã hội, tham gia các hoạt động lành mạnh. 4


zalo Nhắn tin Zalo