Lý thuyết Lịch sử 10 Cánh diều (cả năm)

1.1 K 546 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Lý thuyết
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 17 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Tài liệu được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ câu hỏi lý thuyết Lịch sử lớp 10 mới nhất năm 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Lý thuyết môn Lịch sử lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1092 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



Bài 1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
1. Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử 1.1. Lịch sử
- Khái niệm Lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:
+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ
+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con
người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội
loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
=> Như vậy: khái niệm lịch sử gắn với hai yếu tố cơ bản là: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
1.2. Hiện thực lịch sử
- Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách
khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức) - Ví dụ:
+ Mũi tên đồng được tìm thấy ở Cổ Loa; Rìu đồng Đông Sơn; Trống đồng Ngọc Lũ...
+ Sự kiện ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh
ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…
1.3. Nhận thức lịch sử
1

- Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ. - Ví dụ:
+ Mô hình phục dựng nỏ Liên Châu
+ Mô hình phục dựng bếp Hoàng Cầm +…
2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của sử học
2.1. Đối tượng nghiên cứu của sử học
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng và mang tính toàn diện, gồm toàn bộ
những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu
vực,...) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, xã hội, văn
hoá, quân sự, ngoại giao,... - Ví dụ:
+ Lịch sử ngoại giao Việt Nam
+ Công cụ lao động của người nguyên thủy…
+ Các cuộc chiến tranh thế giới + …
2

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của sử học
- Chức năng của Sử học là khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan
(chức năng khoa học) và phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những
bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quả khứ (chức năng xã hội).
- Nhiệm vụ của Sử học là:
+ Cung cấp những tri thức khoa học (những tri thức đã được khoa học lịch sử thừa
nhận, giúp con người hiểu đúng về quá khứ)
+ Giáo dục, nêu gương (hướng con người tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp, tiến bộ và nhân văn)
2.3. Nguyên tắc cơ bản của sử học
- Các nguyên tắc cơ bản của sử học:
3

+ Nguyên tắc khách quan: dựa trên các nguồn sử liệu, nhà sử học khôi phục lại hiện
thực lịch sử một cách khách quan, không nhận thức phiến diện, một chiều
+ Nguyên tắc trung thực: Nhà sử học cần trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra,
không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử
+ Nguyên tắc tiến bộ: Từ thấu hiểu quá khứ, sử học hướng dến phục vụ cuộc sống
con người, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ
+ Ngoài các nguyên tắc trên, việc nghiên cứu và trình bày lịch sử còn phải bảo đảm
tính toàn diện và cụ thể
- Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản:
+ Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu,
+ Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết lịch sử.
+ Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn.
3. Các nguồn sử liệu và một số phương pháp cơ bản của sử học
3.1. Các nguồn sử liệu
- Cách phân loại thứ nhất: Căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được
nghiên cứu và giá trị của thông tin, sử liệu được chia làm 2 nguồn là: sử liệu sơ cấp và sử liệu thứ cấp:
+ Sử liệu sơ cấp: là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian
xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu. Ví dụ: hổ sơ, văn kiện, nhật
kí, ảnh chụp, đoạn băng hình, hiện vật gốc,...
+ Sử liệu thứ cấp: là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện
tượng được nghiên cứu, thường là những công trình, tác phẩm, bài báo nghiên cứu về hiện thực lịch sử.
- Cách phân loại thứ hai: Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia làm bốn
loại hình cơ bản: sử liệu lời nói – truyền khẩu; sử liệu hiện vật; sử liệu hình ảnh và sử liệu thành văn
4
Document Outline

  • - Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)


zalo Nhắn tin Zalo