Lý thuyết Tin học 7 Chân trời sáng tạo (cả năm)

1 K 508 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Tin Học
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Lý thuyết
File: Word
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 14 TL lẻ ( Xem chi tiết » )
Số trang: 62 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Tài liệu được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ lý thuyết Tin học 7 Chân trời sáng tạo mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Lý thuyết môn Tin học lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1016 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



LÝ THUYẾT THEO BÀI HỌC CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TIN 7
Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng
Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra
1. Thiết bị vào và thiết bị ra
- Có thể phân loại các thiết bị của máy tính thành bốn chức năng chính: thiết bị vào, bộ
xử lí trung tâm (CPU - Central Processing Unit), bộ nhớ, thiết bị ra. Ngoài ra, máy tính
còn có các thiết bị (cáp nối, dây dẫn, …) thực hiện việc truyền thông tin giữa các bộ phận.
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc chung của máy tính
- Có nhiều thiết bị vào như bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng, micro, máy quét, ... tiếp
nhận thông tin ở những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh, tiếp xúc, chuyển động.
- Có nhiều loại thiết bị ra như màn hình, loa, máy in, máy chiếu, ... để đưa thông tin ra ở
những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh.
- Một số thiết bị vào - ra có tích hợp bộ vi xử lí, bộ nhớ như máy quét, máy in thực hiện
xử lí, lưu trữ, trao đổi thông tin với máy tính.
- Thiết bị nhớ (ổ đĩa cứng, thẻ nhớ, đĩa quang,...) thực hiện tiếp nhận thông tin từ máy
tính và đưa thông tin vào máy tính nhưng không được coi là thiết bị vào - ra vì không
thực hiện chức năng chuyển đổi dạng thông tin thường gặp thành dữ liệu số trong máy tính và ngược lại.
2. Sự đa dạng của thiết bị vào - ra


Các thiết bị vào - ra của máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh thường
được thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện khi di chuyển, sử dụng a. Máy tính xách tay
- Màn hình gắn với thân máy, có thể mở ra, gập lại
- Bàn phím và vùng cảm ứng chuột được gắn trên thân máy
- Camera được gắn vào cạnh trên màn hình. Ngoài ra, micro, loa được tích hợp ở cạnh hoặc dưới thân máy.
Hình 2. Thiết bị vào - ra của máy tính xách tay
b. Máy tính bảng, điện thoại thông minh
- Màn hình cảm ứng liền khối với thân máy
- Bàn phím ảo sẽ xuất hiện trên màn hình khi cần sử dụng.
Hình 3. Bàn phím ảo trên máy tính bảng, điện thoại thông minh
- Thay vì sử dụng con trỏ chuột, người dùng điều khiển bằng cách dùng ngón tay chạm
trực tiếp vào màn hình cảm ứng.
Hình 4. Điều khiển bằng cách chạm ngón tay vào màn hình
- Micro, loa, camera cũng được tích hợp ngay trên thân máy


- Ngoài ra, một số thiết bị còn có bút cảm ứng được sử dụng để thao tác trực tiếp trên màn hình cảm ứng.
Hình 5. Sử dụng bút cảm ứng
c. Một số thiết bị số
- Máy ảnh kĩ thuật số, máy ảnh ghi hình kĩ thuật số là thiết bị cho phép thu thập, lưu trữ
và thực hiện xử lí tệp ảnh, tệp video đơn giản. Khi được kết nối với máy tính, chúng trở
thành thiết bị vào và trao đổi dữ liệu máy tính.
- Loa thông minh có thể tương tác với người dùng qua giọng nói như hỏi, đáp về thời
tiết, giờ và kết nối không dây các thiết bị khác như đèn thông minh, khóa thông minh để
trao đổi dữ liệu. Khi kết nối với máy tính, loa thông minh trở thành thiết bị ra.
⇒ Các thiết bị vào - ra được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng.
Hình 6. Máy ghi hình kĩ thuật số Hình 7. Loa thông minh
3. Lắp ráp, sử dụng thiết bị an toàn
a. Lắp ráp một số thiết bị máy tính thông dụng
* Chuẩn kết nối, cổng kết nối và đầu nối
- Để truyền tải dữ liệu giữa hai thiết bị thì chúng phải có chung chuẩn kết nối. Thân máy
tính có các cổng để đấu nối với các đầu nối của thiết bị vào - ra


- Có nhiều chuẩn kết nối thiết bị máy tính trong đó có hai chuẩn phổ biến là USB và HDMI:
+ Chuẩn USB có ba loại phổ biến là USB - A, USB - B, USB - C.
Bảng 1. Một số cổng kết nối, đầu kết nối USB
+ HDMI là chuẩn kết nối cho phép truyền tải hình ảnh, âm thanh chất lượng cao qua dây
cáp màn hình, loa. Hiện tại, chuẩn HDMI có ba loại phổ biến là HDMI-A, HDMI-C, HDMI-D.
Bảng 2. Một số cổng kết nối, đầu kết nối HDMI
- Ngoài ra, trên một số máy tính để bàn còn sử dụng chuẩn kết nối VGA (Video
Graphics Array) để kết nối màn hình với thân máy tính; chuẩn kết nối (đường kính) 3,5
mm để kết nối các thiết bị âm thanh (như loa, micro) với thân máy tính.
Bảng 3. Cổng kết nối, đầu kết nối VGA và 3,5 mm Lưu ý:


zalo Nhắn tin Zalo