NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ NHỮNG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI - Phạm Hổ -
Tôi đã có lần nhận xét: Nhiều khi tâm huyết của một nhà văn lộ ra ngay trong việc
đặt tên cho nhân vật của mình. Khi Nguyễn Huy Tưởng đặt cho hai em bé trong “Tìm
mẹ" hai cái tên Nhà và Gạo, chính tác giả đã nhờ bố mẹ của hai em nói hộ tấm lòng
mình khi nghĩ đến cảnh sống và ước mơ của đồng bào mình, nhân dân mình, trước ngày
Cách mạng Tháng Tám thành công. [...] Có thể nói, điều nổi lên rõ nhất trong các tác
phẩm viết cho các em (và cả cho người lớn) của Nguyễn Huy Tưởng là lòng yêu đất
nước, yêu dân tộc. Niềm tự hào về đất nước, về dân tộc hết sức sâu sắc và lắng đọng.
Tôi lại nghĩ, chính nhờ có lòng yêu ấy, niềm tự hào ấy mà bất cứ viết về thể loại
nào, Nguyễn Huy Tưởng cũng đều có thể thành công: Con Cóc là cậu ông Giời, Tìm mẹ,
An Dương Vương xây thành Ốc (cổ tích), Năm anh hàng thịt, Hai bàn tay chiến sĩ
(truyện chiến đấu), Kể chuyện Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng (truyện lịch sử), v...v...
Văn Nguyễn Huy Tưởng đôn hậu như người. Anh thường thủ thỉ, tâm tình. Anh
cũng hay cười tủm tỉm trong văn. Con cóc sau khi đánh thắng trời, buộc trời phải làm
theo lời mình, khi trở xuống trần đã lui vào trong hang nằm nghỉ và vừa nghĩ vừa “cười
thầm trong bụng". Chỉ có mấy chữ "cười thầm trong bụng" mà nghe thật là thâm thuý.
Có thể nói thêm một điều này nữa: Trong câu văn của Nguyễn Huy Tưởng, chúng
ta không bao giờ thấy lộ ra bóng dáng của điều ác mặc dù anh có miêu tả kẻ ác với tất cả
lòng căm ghét - nhưng căm ghét không có nghĩa là ác. Nói rõ hơn: Điều ác không có ở
trong lòng anh. Văn anh là yêu thương, là đầm ấm, là bao dung...Rõ ràng càng đọc
Nguyễn Huy Tưởng, càng thấy yêu văn và càng thấy yêu người.
(Phạm Hổ, Nguyễn Huy Tưởng và những truyện viết cho thiếu nhi)
1. Đoạn trích trên viết theo thể loại gì? Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
2. Đoạn trích trên viết về vấn đề gì?
3. Thái độ tác giả thể hiện trong đoạn trích trên là gì?
4. Theo tác già, Nguyễn Huy Tưởng đã làm thế nào để thể hiện "cảnh sống và ước
mơ của đồng bào mình, nhân dân mình, trước ngày Cách mạng Tháng Tám thành công"?
5. Để làm sáng tỏ cho cái "cười tủm tỉm" trong văn Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ đã đưa ra dẫn chứng nào?
6. Qua đoạn văn bản, người viết đã nêu lên những ý kiến gì về đặc điểm nội dung và
nghệ thuật trong văn chương Nguyễn Huy Tưởng?
7. Vì sao Phạm Hổ cho rằng: “Rõ ràng càng đọc Nguyễn Huy Tưởng, càng thấy yêu văn
và càng thấy yêu người"?
8. Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, các nhân vật thường là loài vật hoặc đồ
vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật
hoặc đồ vật, vừa mang đặc điếm của con người. Từ những truyện đồng thoại đã học, đã
đọc em hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN
1. Đoạn trích trên viết theo thể loại gì? Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
- Thể loại: nghị luận văn học - PTBĐ: nghị luận
2. Đoạn trích trên viết về vấn đề gì?
- Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp trong những truyện viết cho thiếu nhi.
3. Thái độ tác giả thể hiện trong đoạn trích trên là gì?
- Trân trọng, ngưỡng mộ
4. Theo tác già, Nguyễn Huy Tưởng đã làm thế nào để thể hiện "cảnh sống và ước
mơ của đồng bào mình, nhân dân mình, trước ngày Cách mạng Tháng Tám thành công"?
- Thể hiện qua cách đặt tên cho nhân vật là Nhà và Gạo
5. Để làm sáng tỏ cho cái "cười tủm tỉm" trong văn Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ đã đưa ra dẫn chứng nào?
- Chi tiết "cười thầm trong bụng" của con cóc khi đánh thắng trời.
6. Qua đoạn văn bản, người viết đã nêu lên những ý kiến gì về đặc điểm nội dung và
nghệ thuật trong văn chương Nguyễn Huy Tưởng?
Qua đoạn trích, người viết đã nêu lên những ý kiến về đặc điểm nội dung và nghệ thuật
trong văn chương Nguyễn Huy Tưởng: - Nội dung:
+ Văn chương gắn với hiện thực đời sống của nhân dân.
+ Văn chương thể hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc: niềm tự hào về đất nước, về dân
tộc rất sâu sắc và lắng đọng. - Nghệ thuật:
+ Lối văn đôn hậu, yêu thương, đầm ấm, bao dung.
+ Câu vân không bao giờ lộ ra bóng dáng của điều ác.
+ Tiếng cười tủm tỉm nhưng thâm thuý.
7. Vì sao Phạm Hổ cho rằng: “Rõ ràng càng đọc Nguyễn Huy Tưởng, càng thấy yêu văn
và càng thấy yêu người"?
- Vì: Văn là người. Qua cách Nguyễn Huy Tưởng xây dựng nội dung, nhân vật, cách
ông sử dụng ngôn từ và các hình thức nghệ thuật để tái hiện đời sống, mơ ước của nhân
dân bằng tình yêu thương con người, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, người đọc
càng say mê phong cách truyện ngắn của ông, cũng như yêu mến chân cách con người Nguyễn Huy Tưởng. 8. a. Mở bài:
- Giới thiệu nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”.
- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật Dế Mèn: để lại nhiều ấn tượng khó quên với người đọc bởi những... b. Thân bài:
- Trình bày khái quát những thông tin về tác giả, tác phẩm, nhân vật
+ Giới thiệu về tác giả Tô Hoài (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác...)
+ Giới thiệu về văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (xuất xứ, khái quát giá trị nội
dung và giá trị nghệ thuật...)
- Lần lượt phân tích các đặc điểm của nhân vật Dế Mèn dựa trên các bằng chứng trong
tác phẩm. (Người viết lần lượt đưa ra các ý kiến của mình để khẳng định về các đặc
điểm của nhân vật như: lai lịch, ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, hành vi...)
+ Dế Mèn có cái vẻ khoẻ khoắn, cường tráng, phong thái “thanh niên”, tự tin, yêu đời và
luôn tự hào về bản thân mình
++ Càng: mẫm bóng; vuốt: cứng, nhọn hoắt; cánh: áo dài chấm đuôi; đầu: to, nổi từng
tảng; răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạm; râu: dài, cong vút.
++ Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung đùi; quát mấy chị cào cào, đá ghẹo anh
gọng vó; co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ; nhai
ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt râu.
+ Sự tự tin quá mức biến Dế Mèn trở thành kẻ tự cao, tự đắc, kiêu căng, xốc nổi
++ Ý nghĩ của Dế Mèn: tưởng mình là tay ghê gớm, sắp đứng đầu thiên hạ.
++ Nhìn Dế Choắt bằng con mắt khinh thường giễu cợt, nói năng bằng giọng kẻ cả, trịch
thượng: “Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”, “chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào
chịu được”, “mày bảo tao sợ cái gì?”.
++ Cư xử ích kỷ, lỗ mãng: “Đào tổ nông thì cho chết”.
+ Chính bản tính kiêu căng, hống hách và ngông cuồng đã để lại cho Dế Mèn một bài học nhớ đời
++ Dế Mèn nghĩ kế trêu chọc chị Cốc; kết quả: gây ra cái chết thương tâm cho Dế
Choắt. ++ Tâm trạng của Dế Mèn sau khi trêu chọc chị Cốc: Hả hê vì trò đùa tai quái
của mình: chui vào trong hang nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị...; sợ hãi khi nghe tiếng chị
Cốc mổ Dế Choắt: nằm im thin thít; hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ trước cái chết và lời
khuyên của Dế Choắt; ân hận, chân thành sám hối.
Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn: về thái độ sống, về lòng tốt với những người
xung quanh, và về tình bạn chân thành. - Đánh giá:
+ Nhận xét đánh giá về nhân vật (phẩm chất, ý nghĩa điển hình...)
+ Nhận xét đánh giá về nghệ thuật miêu tả nhân vật Dế Mèn của nhà văn
+ Nhận xét ý nghĩa của hình tượng nhân vật Dế Mèn trong việc thể hiện chủ đề tác phấm
hoặc quan niệm đời sống của tác giả. c. Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến của người viết về nhân vật.
Phiếu bài tập Tuần 4 Nguyễn Huy Tưởng và những truyện viết cho thiếu nhi Ngữ văn 7
333
167 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập Ngữ văn 7 Học kì 2 mới nhất dành cho cả 3 sách (cánh diều, kết nối tri thức & cuộc sống, Chân trời sáng tạo) nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo, ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(333 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Ngữ Văn
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 7
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ NHỮNG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI
- Phạm Hổ -
Tôi đã có lần nhận xét: Nhiều khi tâm huyết của một nhà văn lộ ra ngay trong việc
đặt tên cho nhân vật của mình. Khi Nguyễn Huy Tưởng đặt cho hai em bé trong “Tìm
mẹ" hai cái tên Nhà và Gạo, chính tác giả đã nhờ bố mẹ của hai em nói hộ tấm lòng
mình khi nghĩ đến cảnh sống và ước mơ của đồng bào mình, nhân dân mình, trước ngày
Cách mạng Tháng Tám thành công. [...] Có thể nói, điều nổi lên rõ nhất trong các tác
phẩm viết cho các em (và cả cho người lớn) của Nguyễn Huy Tưởng là lòng yêu đất
nước, yêu dân tộc. Niềm tự hào về đất nước, về dân tộc hết sức sâu sắc và lắng đọng.
Tôi lại nghĩ, chính nhờ có lòng yêu ấy, niềm tự hào ấy mà bất cứ viết về thể loại
nào, Nguyễn Huy Tưởng cũng đều có thể thành công: Con Cóc là cậu ông Giời, Tìm mẹ,
An Dương Vương xây thành Ốc (cổ tích), Năm anh hàng thịt, Hai bàn tay chiến sĩ
(truyện chiến đấu), Kể chuyện Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng (truyện lịch sử),
v...v...
Văn Nguyễn Huy Tưởng đôn hậu như người. Anh thường thủ thỉ, tâm tình. Anh
cũng hay cười tủm tỉm trong văn. Con cóc sau khi đánh thắng trời, buộc trời phải làm
theo lời mình, khi trở xuống trần đã lui vào trong hang nằm nghỉ và vừa nghĩ vừa “cười
thầm trong bụng". Chỉ có mấy chữ "cười thầm trong bụng" mà nghe thật là thâm thuý.
Có thể nói thêm một điều này nữa: Trong câu văn của Nguyễn Huy Tưởng, chúng
ta không bao giờ thấy lộ ra bóng dáng của điều ác mặc dù anh có miêu tả kẻ ác với tất cả
lòng căm ghét - nhưng căm ghét không có nghĩa là ác. Nói rõ hơn: Điều ác không có ở
trong lòng anh. Văn anh là yêu thương, là đầm ấm, là bao dung...Rõ ràng càng đọc
Nguyễn Huy Tưởng, càng thấy yêu văn và càng thấy yêu người.
(Phạm Hổ, Nguyễn Huy Tưởng và những truyện viết cho thiếu nhi)
1. Đoạn trích trên viết theo thể loại gì? Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn
trích?
2. Đoạn trích trên viết về vấn đề gì?
3. Thái độ tác giả thể hiện trong đoạn trích trên là gì?
4. Theo tác già, Nguyễn Huy Tưởng đã làm thế nào để thể hiện "cảnh sống và ước
mơ của đồng bào mình, nhân dân mình, trước ngày Cách mạng Tháng Tám thành công"?
5. Để làm sáng tỏ cho cái "cười tủm tỉm" trong văn Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ đã
đưa ra dẫn chứng nào?
6. Qua đoạn văn bản, người viết đã nêu lên những ý kiến gì về đặc điểm nội dung và
nghệ thuật trong văn chương Nguyễn Huy Tưởng?
7. Vì sao Phạm Hổ cho rằng: “Rõ ràng càng đọc Nguyễn Huy Tưởng, càng thấy yêu văn
và càng thấy yêu người"?
8. Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, các nhân vật thường là loài vật hoặc đồ
vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật
hoặc đồ vật, vừa mang đặc điếm của con người. Từ những truyện đồng thoại đã học, đã
đọc em hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật mà em yêu thích.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
ĐÁP ÁN
1. Đoạn trích trên viết theo thể loại gì? Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn
trích?
- Thể loại: nghị luận văn học
- PTBĐ: nghị luận
2. Đoạn trích trên viết về vấn đề gì?
- Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp trong những truyện viết cho thiếu nhi.
3. Thái độ tác giả thể hiện trong đoạn trích trên là gì?
- Trân trọng, ngưỡng mộ
4. Theo tác già, Nguyễn Huy Tưởng đã làm thế nào để thể hiện "cảnh sống và ước
mơ của đồng bào mình, nhân dân mình, trước ngày Cách mạng Tháng Tám thành công"?
- Thể hiện qua cách đặt tên cho nhân vật là Nhà và Gạo
5. Để làm sáng tỏ cho cái "cười tủm tỉm" trong văn Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ đã
đưa ra dẫn chứng nào?
- Chi tiết "cười thầm trong bụng" của con cóc khi đánh thắng trời.
6. Qua đoạn văn bản, người viết đã nêu lên những ý kiến gì về đặc điểm nội dung và
nghệ thuật trong văn chương Nguyễn Huy Tưởng?
Qua đoạn trích, người viết đã nêu lên những ý kiến về đặc điểm nội dung và nghệ thuật
trong văn chương Nguyễn Huy Tưởng:
- Nội dung:
+ Văn chương gắn với hiện thực đời sống của nhân dân.
+ Văn chương thể hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc: niềm tự hào về đất nước, về dân
tộc rất sâu sắc và lắng đọng.
- Nghệ thuật:
+ Lối văn đôn hậu, yêu thương, đầm ấm, bao dung.
+ Câu vân không bao giờ lộ ra bóng dáng của điều ác.
+ Tiếng cười tủm tỉm nhưng thâm thuý.
7. Vì sao Phạm Hổ cho rằng: “Rõ ràng càng đọc Nguyễn Huy Tưởng, càng thấy yêu văn
và càng thấy yêu người"?
- Vì: Văn là người. Qua cách Nguyễn Huy Tưởng xây dựng nội dung, nhân vật, cách
ông sử dụng ngôn từ và các hình thức nghệ thuật để tái hiện đời sống, mơ ước của nhân
dân bằng tình yêu thương con người, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, người đọc
càng say mê phong cách truyện ngắn của ông, cũng như yêu mến chân cách con người
Nguyễn Huy Tưởng.
8.
a. Mở bài:
- Giới thiệu nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật Dế Mèn: để lại nhiều ấn tượng khó quên với người
đọc bởi những...
b. Thân bài:
- Trình bày khái quát những thông tin về tác giả, tác phẩm, nhân vật
+ Giới thiệu về tác giả Tô Hoài (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác...)
+ Giới thiệu về văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (xuất xứ, khái quát giá trị nội
dung và giá trị nghệ thuật...)
- Lần lượt phân tích các đặc điểm của nhân vật Dế Mèn dựa trên các bằng chứng trong
tác phẩm. (Người viết lần lượt đưa ra các ý kiến của mình để khẳng định về các đặc
điểm của nhân vật như: lai lịch, ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, hành vi...)
+ Dế Mèn có cái vẻ khoẻ khoắn, cường tráng, phong thái “thanh niên”, tự tin, yêu đời và
luôn tự hào về bản thân mình
++ Càng: mẫm bóng; vuốt: cứng, nhọn hoắt; cánh: áo dài chấm đuôi; đầu: to, nổi từng
tảng; răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạm; râu: dài, cong vút.
++ Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung đùi; quát mấy chị cào cào, đá ghẹo anh
gọng vó; co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ; nhai
ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt râu.
+ Sự tự tin quá mức biến Dế Mèn trở thành kẻ tự cao, tự đắc, kiêu căng, xốc nổi
++ Ý nghĩ của Dế Mèn: tưởng mình là tay ghê gớm, sắp đứng đầu thiên hạ.
++ Nhìn Dế Choắt bằng con mắt khinh thường giễu cợt, nói năng bằng giọng kẻ cả, trịch
thượng: “Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”, “chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào
chịu được”, “mày bảo tao sợ cái gì?”.
++ Cư xử ích kỷ, lỗ mãng: “Đào tổ nông thì cho chết”.
+ Chính bản tính kiêu căng, hống hách và ngông cuồng đã để lại cho Dế Mèn một bài
học nhớ đời
++ Dế Mèn nghĩ kế trêu chọc chị Cốc; kết quả: gây ra cái chết thương tâm cho Dế
Choắt. ++ Tâm trạng của Dế Mèn sau khi trêu chọc chị Cốc: Hả hê vì trò đùa tai quái
của mình: chui vào trong hang nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị...; sợ hãi khi nghe tiếng chị
Cốc mổ Dế Choắt: nằm im thin thít; hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ trước cái chết và lời
khuyên của Dế Choắt; ân hận, chân thành sám hối.
Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn: về thái độ sống, về lòng tốt với những người
xung quanh, và về tình bạn chân thành.
- Đánh giá:
+ Nhận xét đánh giá về nhân vật (phẩm chất, ý nghĩa điển hình...)
+ Nhận xét đánh giá về nghệ thuật miêu tả nhân vật Dế Mèn của nhà văn
+ Nhận xét ý nghĩa của hình tượng nhân vật Dế Mèn trong việc thể hiện chủ đề tác phấm
hoặc quan niệm đời sống của tác giả.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến của người viết về nhân vật.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85